Bạn là người Việt Nam hay người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam để có thể hiểu, nghe, đọc, viết bạn cần phải trải qua một quá trình học tập ngôn ngữ tiếng Việt. Nhất là đối với những người nước ngoài khi muốn giao tiếp tốt với người Việt thì cần phải đọc, phát âm đúng từ ngữ thì người nghe mới hiểu được. Vậy nên cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay sẽ giúp người học nhanh chóng nâng cao hiệu quả khi giao tiếp bằng tiếng Việt.
Mục lục:
Cách đọc bảng chữ cái tiếng việt chuẩn mới nhất
Trước khi tìm hiểu cách đọc, cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt, bạn đều phải học bảng chữ cái đầu tiên. Đối với những người nước ngoài học tiếng Việt cũng như vậy.
Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt
Theo như quy chuẩn của Bộ Giáo dục thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt gồm có 29 chữ cái, giống với chữ la tinh. Tuy nhiên theo chương trình Tiếng Việt thì được chia ra làm 37 âm vị.
Những âm vị đó là: a, ă, â, b, c, ch, d, đ, e, ê, g, gi, h, i, kh, l, m, n, ng, nh, o, ô, ơ, p, ph, r, s, t, th, tr, u, ư, v, x, iê, uô, ươ. Và được phân tách ra làm:
- 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư
- 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ.
- 23 phụ âm đó là: b, c, ch, d, đ, g, kh, t, v, h, l, m, n, ng, nh, p, ph, s, th, tr, x, gi, r.
Do đó cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay, cũng như cách ghép chữ trong khi đọc cũng khác nhau, nên người học cần phải lưu ý.
Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Việt
Những lưu ý: người học không cần phải quá nặng nề về việc nhớ “tên” của những chữ cái, điều này sẽ gây ra một áp lực, nhất là với hững học viên khó khăn trong khi tiếp thu hoặc những học viên không có sử dụng chung bảng chữ cái Latinh.
Và cũng cần phải lưu ý đặc biệt với những giáo viên là cần phải thống nhất cách đọc bảng chữ cái, tốt hơn hết là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê…).
Cách đánh vần, cách đọc bảng chữ cái theo chương trình mới
Việc tìm hiểu cách đọc, cách đánh vần tiếng việt hiện nay dưới đây sẽ hoàn toàn giúp cho người học làm chủ được cách đọc hiệu quả nhất.
Trong những cách phát âm bảng chữ cái tiếng việt thì cách phát âm thứ nhất dùng để gọi những con chữ, cách phát âm thứ hai dùng để đánh vần các từ, ví dụ như: ba = bờ a ba, ca = cờ a ca, tôi = tờ ôi tôi. Lưu ý không được dùng các phát âm theo tên gọi như trường hợp dưới đây.
Ví dụ: ba = bê a ba, ca = xê a ca, tôi = tê ôi tôi…
Ngoài những chữ cái truyền thống, thì gần đây ở Việt Nam đang có nhiều kiến nghị thêm bốn chữ cái mới đó là: f, j, w, z vào trong bảng chữ cái tiếng Việt. Nhưng, vấn đề này vẫn còn xảy ra nhiều tranh luận. Tuy không xuất hiện trong cách đọc bảng chữ cái tiếng việt mới nhất, nhưng trong danh sách báo có thể bắt gặp chúng trong những từ ngữ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác.
Chẳng hạn như: Show biz… Trong tiếng Việt những chữ cái này sẽ được đánh vần theo dạng như sau:
- f: ép,ép-phờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “effe” /ɛf/.
- j: gi. Chữ cái này có tên gọi trong tiếng Pháp là “ji” /ʒi/.
- w: vê kép, vê đúp. Từ này có tên gọi theo chữ cái trong tiếng Pháp là “double vé” /dubləve/.
- z: dét. Chữ cái này có tên gọi trong tiếng Pháp là “zède” /zɛd/
- Hai nguyên âm hay được dùng là âm a và ă, trên căn bản từ độ mở của miệng lẫn vị trí của lưỡi, đều giống nhau. Chúng chỉ có điểm khác nhau duy nhất đó là: a dài trong khi ă thì ngắn.
- Hai nguyên âm ơ và â cũng giống như vậy: Ơ dài còn â thì ngắn.
Trong những nguyên âm xuất hiện, cần đặc biệt chú ý tới những nguyên âm có dấu ( ư, ơ, ô, a, ă ). Một phần, chúng sẽ không hiện trong tiếng Anh, phần khác chúng lại khó nhớ.
Thể hiện trong chữ viết, một nguyên âm đơn chỉ xuất hiện một mình trong âm tiết chứ không phải lặp lại ở vị trí gần nhau. Đơn giản như trong tiếng Anh có từ: look, see, zoo… Trừ một vài từ ngoại lệ ít ỏi ra, thì chủ yếu là vay mượn ( quần soóc/soọc, cái soong/xoong) hay tượng thanh ( kính coong, boong ). Những ngoại lệ này chỉ xuất hiện với nguyên âm /o/ và một ít, rất ít các nguyên âm /ô/ mà thôi.
Cũng trên chữ viết, âm ă và âm â không có đứng một mình.
Khi truyền đạt cách đọc bảng chữ cái tiếng việt mới nhất, người dạy có thể dạy theo độ mở của cửa miệng và theo vị trí của lưỡi, hoặc có thể học bằng cách dãn chứng đến cách phát âm trong tiếng Anh. Cách này giúp cho học viên dễ mường tượng được vị trí của lưỡi trong việc phát âm, điều mà họ ít khi nhìn thấy qua việc quan sát người dạy ở bên trong lớp.
Ví dụ:
- Ph (phở, phim, phấp phới)
- Tr (tre, trúc, trước, trần)
- Th (thâm thúy, thướt tha)
- Ch (chuyện, che chở)
- Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng)
- Ng (ngây ngô, ngây ngát)
- Kh (không khí, khệnh khạng)
- Gh (ghế, ghẹ, ghi, ghé)
/k/ được viết như sau:
- K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ)
- Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc
- C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…
/g/ được viết như sau:
- Gh khi đứng trước những nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ).
- G khi đứng trước những nguyên âm còn lại
/ng/ được viết như sau:
- Ngh khi đứng trước những nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe).
- Ng khi đứng trước những nguyên âm còn lại.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách đọc bảng chữ cái tiếng việt mới nhất và cả những lưu ý mà người học tiếng Việt nên ghi nhớ. Người nước ngoài học bảng chữ cái tiếng Việt, khi nhớ hết những chữ cái, những nguyên âm, phụ âm và cả các nguyên tắc ghép vần sẽ giúp cho học viên nhanh chóng làm chủ được hệ thống chữ viết, có được cách đọc trôi chảy và mạch lạc mỗi khi giao tiếp với người Việt Nam.