Những từ tiếng việt khó hiểu, khó học, khó phát âm nhất thế giới

Với một trong các ngôn ngữ khó như tiếng Việt, thì việc nhiều người sử dụng sai, sử dụng nhầm những từ tiếng việt khó hiểu không phải là một điều quá ngẫu nhiên. Do đó bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách sử dụng đúng để tránh gây ra những hiểu nhầm đáng tiếc như vậy.

Những từ tiếng Việt khó hiểu bạn nên biết

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”

Đây là một câu truyền miệng đã có từ lâu đời, ông bà ta nói quả chẳng bao giờ sai. Tiếng Việt được xếp top trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới 2017. Đối với người nước ngoài, để có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt cần phải mất tới 44 tuần và 1100 giờ học liên tục. Và với cả người Việt Nam cũng gặp không ít rắc rối với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, có rất nhiều từ mà dù học xong 12 năm phổ thông, tốt nghiệp đại học thì vẫn rất nhiều người sử dụng sai, bởi cái sai ở đây đơn giản “bị sai từ bé” và dần dần biến thành một thói quen vô cùng khó bỏ.

Tham khảo những từ tiếng Việt khó hiểu sau đây:

“Yếu điểm” và “Điểm yếu”

  • Yếu điểm: Là một điểm quan trọng nhất, có một ý nghĩa lớn lao nhất. “Yếu” chỉ từ gốc Hán. Chẳng hạn như: “Thiếu sức khỏe là một yếu điểm cho việc thi chạy ở trường”.
  • Điểm yếu: Là một điểm dễ bị tổn thương nhất. “Yếu” là từ thuần Việt. Chẳng hạn: “Thầy cô giáo thường hay hỏi học sinh là: Điểm yếu trong học môn toán của em là gì?”

Và từ nhược điểm sẽ được được sử dụng thường xuyên hơn thay vì “điểm yếu”.

“Chuyện” và “Truyện”

  • Chuyện: Là một thứ được kể ra bằng miệng, thuật lại một nội dung gì đó.
  • Truyện: Sẽ được tác giả viết ra và được đọc lại, đây là những tác phẩm sáng tác, mang tính hệ thống.
“Chuyện” và “truyện” là một trong những từ tiếng Việt khó hiểu nhất

Ví dụ: “Chuyện dân gian” được kể dựa theo trí nhớ, tuy nhiên khi chuyện dân gian được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện dân gian.”

Và nếu như có ai đó đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện dân gian”

“Xán lạn”

  • Xán lạn: Là một từ Hán Việt ( từ gốc là tiếng Hán, du nhập vào Việt Nam được đọc theo kiểu người Việt). “Xán” là “rực rỡ”, “lạn” là “sáng sủa”. Kết hợp lại, xán lạn có nghĩa là tươi sáng rực rỡ.

Ngoài ra sẽ có những cách viết khác mà chúng ta thường hay dùng như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… Đây đều là những cách viết sai dẫn tới những từ tiếng Việt khó hiểu mà người nghe dễ nhầm lẫn. Hơn nữa nó cũng là một trong những từ tiếng việt khó học nhất thế giới.

“Sơ suất” và “Sơ xuất”

2 từ xuất và suất là hai từ Hán Việt có nghĩa khác nhau hoàn toàn.

  • Xuất: Có nghĩa là “đưa ra”, “cho ra”: xuất hiện, sản xuất, xuất hành, xuất ngoại.
  • Suất: Có nghĩa là một phần của dạng tổng thể nào đó, phần được chia ra (danh từ): Suất cơm (một phần cơm), suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…

Do đó: Từ sơ xuất mới là từ đúng, nghĩa là phần thiếu sót nhỏ, không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót: Sơ xuất trong phong cách nói chuyện.

“Giả thuyết” và “giả thiết”

  • Giả thiết: Là một mệnh đề được cho sẵn và không cần phải chứng minh.
  • Giả thuyết: Từ này (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giúp giải thích một hiện tường nào đó và tạm thời được công nhận: Giả thuyết khoa học.

“Thúc dục” và “thúc giục”

  • Dục: Để chỉ về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Chẳng hạn: thể dục, giáo dục, dục vọng.
  • Giục: Để nói về sự hối thúc. Chẳng hạn: Giục giã, xúi giục.

Do đó, với 2 từ trên bạn cần phải sử dụng từ “thúc giục” mới đúng chính tả được.

Như vậy, chỉ với những từ tiếng Việt khó hiểu bên trên cũng sẽ khiến cho nhiều người nhầm lẫn và hiểu sai ý. Thế nên, bạn cần phải sử dụng đúng để tránh người nghe nhầm lẫn.