Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Đây là câu hỏi mà rất ít người có thể biết được ngoại trừ những nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Việc xác định đặc điểm loại hình của tiếng Việt sẽ giúp cho việc hình thành câu văn và nói chuyện trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu về các loại hình ngôn ngữ trong bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn về tiếng Việt các bạn nhé.
Mục lục:
Các loại hình ngôn ngữ hiện nay. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ?
Các loại hình ngôn ngữ trên thế giới
Các loại hình ngôn ngữ hiện nay là để chỉ về một khái niệm trong phạm trù của ngôn ngữ học nói về tập hợp các ngôn ngữ có chung một hoặc là nhiều đặc điểm nhất định về hình thái. Các loại ngôn ngữ thì đều có những đặc điểm như sau:
- Đặc điểm khái quát: Hay còn được gọi là đặc điểm chung của tất cả ngôn ngữ, các ngôn ngữ đều có những nét giống nhau.
- Đặc điểm cá biệt: Tùy thuộc vào từng loại ngôn ngữ sẽ có các đặc điểm riêng biệt mà không ngôn ngữ nào có được.
- Đặc điểm về loại hình ngôn ngữ: Đặc điểm xuất hiện ở ngôn ngữ này nhưng ngôn ngữ khác lại không có.
Từ những đặc điểm của ngôn ngữ ở trên mà người ta xác định được ba tiêu chí chính giúp xác định được các loại hình ngôn ngữ hiện nay. Các tiêu chí đó bao gồm:
- Tiêu chí về mặt ngữ âm: Các ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có ngữ âm khác nhau, giống như tiếng Việt thì có nguyên âm, phụ âm,…
- Tiêu chí về mặt hình thái: Cấu tạo nên của một từ, ý nghĩa ngữ pháp của từ đó.
- Tiêu chí về mặt cú pháp: Cách thức đánh dấu ngắt nghỉ, dấu câu, trật tự các từ trong câu…
Chình những điều đó đã làm nên các loại hình ngôn ngữ hoàn chỉnh như hiện nay. Từ những loại hình đó mà chúng ta có thể phân biệt rõ các loại ngôn ngữ với nhau và tiện lợi trong việc học tập ngôn ngữ. Về đặc điểm loại hình của tiếng Việt các bạn có thể tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ?
Nhờ vào việc xác định đặc điểm các loại hình ngôn ngữ mà chúng ta có thể tìm ra được đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Vậy thì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào, đó chính là loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm chính của loại hình ngôn ngữ này đó là:
- Về mặt từ ngữ sẽ không bị biến đổi hình thái, các hình thái này không nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu.
- Vị trí của từ, hư từ hay là trật tự của từ ở trong câu sẽ chỉ ra được mối quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa của câu văn.
- Đặc điểm hình tiết khiến cho ranh giới giữa âm tiết, hình vị và từ ngữ trở nên không rõ ràng. Do đó mà rất khó để phân biệt được giữa cụm từ và từ ghép.
- Định nghĩa về từ ngữ cũng khá mơ hồ, có nhiều từ vừa có nghĩa này nhưng lại vừa có nghĩa khác.
Chính nhờ những đặc điểm riêng biệt này mà chúng ta đã có thể xác định được đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Mà nhờ đó sẽ giúp cho việc học tiếng Việt, giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Nhờ vào việc tìm ra được tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào mà chúng ta có thể rút ra được các đặc điểm loại hình của tiếng Việt như sau:
Tiếng Việt là đơn vị cơ sở của hệ thống ngữ pháp
- Nếu như xét về mặt ngữ âm thì “tiếng” của tiếng Việt sẽ là âm tiết.
- Tuy nhiên nếu như xét về mặt sử dụng thì “tiếng” lại là từ hoặc là một yếu tố để cấu tạo nên từ.
- Vậy nên có thể nói rằng, tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
Có thể lấy ví dụ như sau: “tôi muốn tắt nắng đi”. Đây là một câu bao gồm 5 tiếng, chính là 5 âm tiết, hoặc là 5 từ. Các thành phần trong câu đọc và viết tách rời nhau và đều có khả năng cấu thành nên các từ, cụm từ.
Từ không hề bị biến đổi về mặt hình thái
Một đặc điểm loại hình của tiếng Việt mà người học cần lưu ý:
- Từ không hề bị biến đổi về mặt hình thái khi mà cần biểu thị ra ý nghĩa của ngữ pháp.
Có thể lấy ví dụ như sau: “tôi tặng cô ấy chiếc nhẫn, cô ấy tặng cho tôi quyển sách”. Có thể thấy được về mặt chủ ngữ của câu bị thay đổi, tuy nhiên về mặt ngữ âm và cách viết thì không hề bị thay đổi.
Biện pháp chủ yếu để biểu thị được ý nghĩa của ngữ pháp
- Nếu như thay đổi về trật tự sắp xếp của từ trong câu thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi theo và không còn mang được ý nghĩa ban đầu.
Có thể lấy ví dụ như sau: “cô ấy tặng tôi chiếc nhẫn” so với “tôi tặng cô ấy chiếc nhẫn”, lúc này về mặt ngữ nghĩa của câu đã bị thay đổi.
Qua bài viết vừa rồi các bạn đã biết được về các đặc điểm loại hình của tiếng Việt cũng như các loại hình ngôn ngữ phổ biến hiện nay. Những thông tin trong bài viết hy vọng phần nào đã cung cấp được các kiến thức bổ ích trong việc dạy và học tiếng Việt cho những người đã và đang học tiếng Việt.