Tổng hợp tiếng địa phương miền trung mà bạn cần biết khi muốn đi du lịch khắp Việt Nam

Tiếng địa phương miền Trung là điều mà những ai muốn đi phượt, đi khám phá các vùng đất mới cần phải nắm rõ. Bởi lẽ như vậy sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về văn hóa cũng như là về con người tại nơi đó. Sau đây là tổng hợp tiếng địa phương khu vực miền Trung mà có thể bạn chưa biết và cần quan tâm.

Thế nào là tiếng địa phương miền Trung ?

Tiếng địa phương là ngôn ngữ đặc thù chỉ có riêng địa phương đó mới có mà không nơi nào khác có được. Điều này sẽ giúp phân biệt rõ ràng được địa phương này với những địa phương khác. Do vậy nếu như bạn muốn đi du lịch tại miền Trung thì ít nhiều bạn cũng cần nên biết về tiếng địa phương tại đây, nó sẽ giúp bạn có thể giao tiếp và hiểu được người bản địa đang nói gì. Từ đó thuận lợi cho việc mua sắm, nghỉ dưỡng,….

Tiếng địa phương miền Trung

Tiếng địa phương miền Trung thì rất đa dạng vì miền Trung có nhiều tỉnh thành, mỗi tỉnh lại có một đặc trưng và tiếng địa phương riêng. Đặc biệt nhất có thể kể tới Nghệ An và Hà Tĩnh, đây là hai trong số những tỉnh thành ở miền Trung mà có tiếng địa phương đặc sắc nhất ít người có thể hiểu hết. Để có thể biết thêm về những loại tiếng địa phương phổ biến cho các tỉnh thành này, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo của bài viết.

Tiếng địa phương miền Trung của các tỉnh thành

Tiếng địa phương Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thành miền Trung và là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng khắc nghiệt nhất của thời tiết. Chính vì vậy mà nơi đây đã sản sinh ra những con người lam lũ, chịu thương chịu khó và sống rất tình cảm. Ngoài ra, Hà Tĩnh có giáp biển cho nên có tiềm năng về du lịch rất to lớn bên cạnh Nghệ An hay Thanh Hóa. Do đó mà lượng khách đổ về tỉnh thành này mỗi năm không hề nhỏ. Việc cần hiểu được tiếng địa phương sẽ trở nên cần thiết và tiện lợi khi đi du lịch tại đây.

Một số tiếng địa phương Hà Tĩnh mà bạn cần biết để tiện lợi cho việc giao tiếp như sau:

  • Ầy: tức là Đồng ý
  • Hun: tức là Hôn
  • Rờ: tức là Sờ
  • Nì: tức là Này
  • Răng: tức là Sao
  • Rứa: tức là Vậy đó
  • Mi: tức là Mày
  • Tau: tức là Tao
  • Mô: tức là Đâu đó
  • Nớ: tức là Ấy
  • Chi: tức là Gì

Đó là một số từ cơ bản mà bạn cần nắm rõ trong quá trình học tiếng địa phương miền Trung của mình khi định đi du lịch hoặc sinh sống tại đó. Đặc biệt là khu vực tỉnh Hà Tĩnh hoặc Nghệ An vì tiếng địa phương tại đây khá giống nhau.

Tiếng địa phương Huế

Tiếng địa phương Huế

Huế cũng là một tỉnh thành ở miền Trung và là một trong những địa điểm du lịch được đông đảo người nước ngoài tìm đến nhất bên cạnh các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay là Hồ Chí Minh. Tiếng địa phương Huế nghe phát âm khá là nặng, đó chính là nét đặc trưng mà ít tiếng địa phương nào khác có được. Ngoài ra thì một vài cách dùng từ trong tiếng Huế khá là giống với tiếng Hà Tĩnh hay Nghệ An. Điển hình vẫn là những từ ngữ quen thuộc như:

  • Chi: tức là Gì
  • Mô: tức là Đâu
  • Răng: tức là Sao
  • Rứa: tức là Như vậy
  • Ni: tức là Này

Bên cạnh đó tiếng địa phương Huế còn có sự khác biệt trong cách xưng hô với những người thân trong gia đình, ví dụ như:

  • Bố thì gọi là Ba
  • Mẹ thì gọi là Mạ
  • Ông, bà thì gọi là Ôn, Mệ
  • Chị, em gái của bố thì gọi là O
  • Chồng của dì thì gọi là Dượng
  • Vợ của chú thì gọi là Thím
  • Và còn một số cách gọi đặc biệt khác….

Những cách gọi như vậy cũng góp phần làm đa dạng thêm cho tiếng địa phương miền Trung nói chung và tiếng Huế nói riêng.

Tiếng địa phương Đà Nẵng

Là một trong ba thành phố lớn nhất của Việt Nam, với sự tăng trưởng nhanh đến chóng mặt cùng với đó là sự gia tăng về khách du lịch cũng như người dân về sinh sống. Đà Nẵng hiện đang trở thành tỉnh đi đầu cả nước về phát triển kinh tế, nhất là về du lịch. Vậy nên có rất nhiều người muốn đi du lịch Đà Nẵng và muốn thăm thú nơi đây, việc biết được tiếng địa phương Đà Nẵng lại càng trở nên cần thiết và hữu ích.

Tiếng địa phương Đà Nẵng chủ yếu là tiếng thổ ngữ của người Quảng Nam. Bởi lẽ Đà Nẵng phát triển như ngày hôm nay một phần do người Quảng Nam di cư vào sinh sống và làm việc. Chính vì vậy mà ngôn ngữ tại đây có sự đa dạng và phong phú, thậm chí còn có những nét khó nghe mà chỉ có ai thành thạo lắm mới có thể hiểu rõ được. Có thể kể tới những âm tiết như sau:

  • âm A sẽ phát âm thành OA
  • âm Ă phát âm thành E
  • âm OA phát âm thành Ô
  • âm OI phát âm thành âm UA
  • âm ĂT phát âm thành EC
  • Và còn rất nhiều âm khác mà bạn có thể tham khảo trong những từ điển tiếng địa phương xứ Quảng.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn làm quen với tiếng địa phương miền Trung mà cụ thể là những tiếng địa phương của các tỉnh thành quen thuộc và nổi tiếng về du lịch. Hy vọng bài viết đã góp phần khiến bạn hiểu thêm về nét đẹp tại các địa phương trên cũng như là những nét độc đáo trong ngôn ngữ mà khó có nơi nào khác trên cả nước có thể có được.