Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ xuyên suốt toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước. Kể từ khi hình thành quốc gia, dân tộc đến nay, trải qua hàng ngàn năm, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ chống lại các thế lực xâm lược, đô hộ để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Hãy cùng tiengvietonline.com.vn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan về lịch sử hình thành và phát triển của từng thời đại thông qua bài viết này.
Mục lục:
Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy
Được tiến triển theo các giai đoạn cụ thể như:
- Thời đồ đá cũ: con người đã sinh sống từ hàng trăm ngàn năm trước ở lãnh thổ Việt Nam với các di tích của nền văn hóa Sơn Vi là một trong những lịch sử minh chứng cho nền văn hóa này.
- Thời đồ đá mới: khoảng từ 5700-15000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn với nền văn minh lúa nước. Đây được biết đến là một trong những nền văn hóa tiêu biểu của lịch sử Việt Nam.
- Thời đồ đồng-đá: Lịch sử khoảng 3500-4000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Phùng Nguyên.
- Thời đồ đồng: cách đây khoảng 3000 năm trước, lịch sử Việt Nam tiêu biểu với nền văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun.
- Thời đồ sắt: khoảng 1200 TCN, tiêu biểu với nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo. Lịch sử của nền văn hóa Óc Eo được khẳng định là một thời đại phát triển ở trình độ cao về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ VII TCN – X
Trong quá trình dựng nước và giữ nước ở thời kỳ này, lịch sử nước ta được phân chia thành các giai đoạn:
- Nhà nước Văn Lang: Lịch sử Việt Nam khoảng thế kỷ VII TCN, những người Lạc Việt sống ở miền Bắc Việt Nam bấy giờ đã xây dựng nhà nước cho riêng mình. Đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng trị vì đóng đô tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- Nhà Thục (257 TCN – 208 TCN): khoảng thế kỷ thứ II TCN, Thục Phán là thủ lĩnh của bộ tộc Âu Lạc đã cùng vua Hùng thứ 18 hợp lực đánh bại quân đội xâm lược của nhà Tần. Lịch sử Việt Nam thời gian này có nhiều biến động, Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ hai nước Âu Việt và Lạc Việt thành Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, lập nên nhà Thục, đóng đô ở Cổ Loa.
- Thời kì Bắc thuộc lần 1: Vào năm 207 TCN, nước Âu Lạc bị xâm chiếm bởi Triệu Đà là Vua nước Nam Việt bên. Sau đó vào năm 111 TCN, Nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Âu Lạc bị phân chia thành hai Quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa đô hộ trong suốt 11 thế kỷ. Lịch sử Việt Nam sau hàng ngàn năm đô hộ đã chuyển mình nhờ cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế năm 542 – 602. Sau đó, lấy tên nước là Vạn Xuân kinh đô tại Long Biên (Long Biên Hà Nội ngày nay)
Lịch sử Việt Nam thời Phong Kiến từ thế kỉ X – XIX
Trang sử mới của đất nước được mở ra vào đầu thế kỷ thứ 10 khi mà các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã vững chắc, đoàn kết và có đủ sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước.
Lịch sử Việt Nam triều đại Nhà Ngô ( 939 – 965 )
Kéo dài 26 năm với 5 vị Vua tên nước Vạn Xuân kinh đô tại Cổ Loa, lịch sử của triều đại này được tóm lược như sau:
- Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền ( 939-944)
- Dương Bình Vương – Dương Tam Kha (Là em vợ là cướp ngôi) (944-950)
- Nam Tấn Vương – Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (950-965)
- Thiên Sách Vương – Ngô Xương Ngập (Cháu Ngô Quyền) 951-959. Trong giai đoạn 951 – 959 nước ta có 2 Vua
- Ngô Sứ Quân – Ngô Xương Xí (965)
Lịch sử Việt Nam triều đại Nhà Đinh( 968 – 980)
Kéo dài 12 năm với 2 đời vua có tên Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư, lịch sử của triều đại nhà Đinh được tóm lược như sau:
- Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh (968-979)
- Đinh Phế Đế – Đinh Toàn (979-980)
Lịch sử Việt Nam thời Tiền Lê (980 – 1009)
Kéo dài 29 năm với 3 đời Vua Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư, lịch sử của thời đại Tiền Lê được tóm lược như sau:
- Lê Đại Hành – Lê Hoàn (980-1005)
- Lê Trung Tông – Lê Long Việt (1005)
- Lê Ngoạ Triều – Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)
Lịch sử Việt Nam Thời Lý (1009 – 1225 )
Với 9 đời Vua trong 216 năm, triều đại nhà Lý có thể coi là một trong những triều đại có lịch sử lâu đời nhất.
- Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn (1010 – 1028) năm 1010 dời đô về Thăng Long
- Lý Thái Tông – Lý Phật Mã (1028 – 1054) năm 1054 đổi tên Quốc hiệu là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long.
- Lý Thánh Tông – Lý Nhật Tôn (1054 – 1072)
- Lý Nhân Tông – Lý Càn Đức (1072 – 1128)
- Lý Thần Tông – Lý Dương Hoán (1128 – 1138)
- Lý Anh Tông – Lý Thiên Tộ (1138 – 1175)
- Lý Cao Tông – Lý Long Trát (1176 – 1210)
- Lý Huệ Tông – Lý Sảm (1211 – 1224)
- Lý Chiêu Hoàng – Lý Phật Kim (1224 – 1225)
Lịch sử Việt Nam Đời Trần (1226 – 1400 )
Kéo dài 174 năm với 12 đời Vua, lịch sử nhà Trần được biết đến với các đời Vua:
- Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 – 1258)
- Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 – 1278)
- Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293) Năm 1289 đã phong Trần Hưng Đạo là Đại Vương
- Trần Anh Tông (1293 – 1314)
- Trần Minh Tông (1314 – 1329)
- Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
- Trần Dụ Tông (1341 – 1369)
- Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
- Trần Duệ Tông (1372-1377)
- Trần Phế Đế (1377-1388)
- Trần Thuận Tông (1388-1398)
- Trần Thiếu Đế (1398-1400)
Lịch sử Việt Nam Nhà Hồ (1400 – 1407)
Lịch sử kéo dài 7 năm với 2 đời Vua đổi tên Quốc hiệu là Đại Ngu kinh đô tại Tây Đô (Thanh Hóa) (Ngu có nghĩa Yên Vui)
- Hồ Quý Ly (1400-1401)
- Hồ Hán Thương (1401-1407)
Lịch sử Việt Nam Lê sơ — Hậu Lê (1428-1527)
Với 10 đời vua trong 100 năm đổi tên nước là Đại Việt kinh đô tại Đông Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay), những vị Vua của triều đại Lê Sơ – Hậu Lê cùng với lịch sử được tóm lược:
- Lê Thái Tổ – Lê Lợi (1428-1433)
- Lê Thái Tông – Lê Nguyên Long (1433-1442)
- Lê Nhân Tông – Lê Bang Cơ (1442-1459)
- Lê Thánh Tông – Lê Tư Thành (1460-1497)
- Lê Hiến Tông – Lê Sanh (1498-1504)
- Lê Túc Tông – Lê Thuần (6/6/1504-7/12/1504)
- Lê Uy Mục – Lê Tuấn (1505-1509)
- Lê Tương Dực – Lê Oanh (1509-1516)
- Lê Chiêu Tông – Lê Y (1516-1522)
- Lê Cung Hoàng – Lê Xuân (1522-1527)
Lịch sử Việt Nam Triều Nguyễn (1802-1945)
Đã đổi tên nước là Việt Nam kinh đô tại Huế. Triều đại này do Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trong 143 năm. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
- Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) Sáng lập nhà Nguyễn
- Nguyễn Phúc Đảm – Minh Mạng (1820 – 1841) quốc hiệu được đổi thành Đại Nam
- Nguyễn Phúc Miên Tông – Thiệu Trị (1841 – 1847)
- Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – Tự Đức (1847-1883)
- Nguyễn Phúc Ưng Chân – Dục Đức (1883)
- Nguyễn Phúc Hồng Dật – Hiệp Hòa (1883)
- Nguyễn Phúc Ưng Đăng – Kiến Phúc (1883-1884)
- Nguyễn Phúc Ưng Lịch – Hàm Nghi (1884-1885)
- Nguyễn Phúc Ưng Kỷ – Đồng Khánh (1885-1889)
- Nguyễn Phúc Bửu Lân – Thành Thái (1889-1907)
- Nguyễn Phúc Vĩnh San – Duy Tân (1907 – 1916)
- Nguyễn Phúc Bửu Đảo – Khải Định (1916 – 1925)
- Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại (1925 – 1945)
Lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới 1945 – nay
- Lịch sử Việt Nam từ đến 1945 đến 1975 thời kỳ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, quân dân ta đã đánh đổ đế quốc Pháp và phát-xít Nhật. Vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với thủ đô là Hà Nội.
- Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Đánh dấu bằng sự thắng lợi trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 1976, tên nước chính thức là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Đảng Lao Động Việt Nam được đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước của đất nước Việt Nam qua các thời kỳ đến nay.