Các ngày lễ tết âm lịch trong năm của Việt Nam nhất định phải nhớ

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp toàn bộ những ngày lễ quan trọng tính theo âm lịch để bạn đọc nắm được.

Không Khí vui vẻ trong các ngày lễ tết ở Việt Nam
Không Khí vui vẻ trong các ngày lễ tết ở Việt Nam

Các ngày lễ tết dân gian

Trong một năm, tính theo âm lịch thì nước Việt Nam có những ngày lễ tết dân gian quan trọng như sau:

  • Tết Nguyên đán: Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mùng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau… và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.
  • Tết rằm tháng giêng: vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
  • Tết thanh minh: “Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh – thường vào tháng Ba âm lịch – trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
  • Tết hàn thực: “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch). Lễ này có từ thời Lý (1010 – 1225) và thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.
Bánh trôi, bánh chay trong ngày lễ tết Hàn Thực
Bánh trôi, bánh chay trong ngày lễ tết Hàn Thực

Tham khảo blog Quà Tết Việt độc đáo và uy tín tại https://quatetviet.com.vn/blog/

  • Tết đoan ngọ: diễn ra vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch). Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh bằng cách ăn hoa quả vào buổi sáng.
  • Tết ngâu: Mỗi năm cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch, khi bầu trời ban đêm thường có những trận mưa lất phất bất chợt xuất hiện (người Việt thường hay gọi là mưa ngâu), báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ, một ngày lễ tôn vinh sự khéo tay của các cô gái và là ngày hội cầu duyên của các nam thanh nữ tú.
  • Tết trung nguyên: Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
  • Tết trung thu: Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng… Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn…
  • Tết hạ nguyên: Rằm tháng Mười còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao.
  • Tết Ông công ông Táo:  Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Các ngày lễ lịch sử

Bên cạnh những ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc thì các ngày lễ lịch sử cũng là những mốc đáng nhớ mà bạn đọc cần nắm rõ:

  • Giỗ Tổ Hùng Vương:  “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày dỗ tổ mùng 10 tháng 3”- Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước.
Nghi thức cúng bái trong ngày lễ giỗ tô Hùng Vương
Nghi thức cúng bái trong ngày lễ giỗ tô Hùng Vương
  • Ngày thống nhất đất nước: Đánh dấu sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
  • Ngày quốc khánh: diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Ngày giải phóng thủ đô: Sự kiện xảy ra đúng 8h ngày 10 tháng 10 năm 1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ các cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Các ngày lễ dành cho các đối tượng cụ thể

Trên thế giới và tại Việt Nam hàng năm vẫn tổ chức tôn vinh, ghi danh hoặc kỉ niệm một số đối tượng cụ thể trong những ngày nhất định. Cụ thể:

  • Ngày lễ tình nhân: Tổ chức vào ngày 14/2 hàng năm. Nó được đặt tên theo thánh Valentine – một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên – và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa.
  • Ngày thầy thuốc Việt Nam: Tổ chức ngày 27/2 hàng năm là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế tại Việt Nam.
  • Ngày quốc tế phụ nữ: ngày 8/3 hàng năm được coi là ngày tôn vinh phái nữ trên toàn thế giới. Vào ngày này, phụ nữ sẽ được tặng quà, hoa và nhận được lời chúc mừng.
Thiệp chúc mừng ngày lễ 8/3
Thiệp chúc mừng ngày lễ 8/3
  • Ngày quốc tế lao động: 1/5 là ngày để để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới.
  • Ngày quốc tế thiếu nhi: 1/6 đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới.
  • Ngày thương binh liệt sĩ: 27/7 để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc.
  • Ngày phụ nữ Việt Nam: 20/10 để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc.
  • Ngày hiến chương các nhà giáo: 20/11 còn gọi là ngày Nhà giáo Việt Nam, vào ngày này, học sinh sẽ bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ.
  • Ngày quân đội nhân dân Việt Nam: 22/12, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Các ngày lễ tôn giáo

Hầu hết các quốc gia đều có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, Việt Nam cũng là một đất nước như thế. Hàng năm, nước ta vẫn tổ chức các ngày lễ kỉ niệm theo tôn giáo như các nước trên thế giới để gắn chặt tình đoàn kết giữa các tôn giáo khác nhau:

  • Lễ Phật Đản: diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm cũng là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
  • Lễ Giáng sinh: 24/12. Tuy lễ Giáng Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự nhiên do không khí Giáng Sinh mang lại.
Biểu tượng ông già noel đi phát quà nhân ngày lễ giáng sinh

Trên đây là tổng hợp các ngày lễ quan trọng trong năm tại Việt Nam mà bạn nên biết, đặc biệt là những người ít có thời gian nắm bắt các sự kiện và ngày lễ trong năm. Hãy dành tặng nhau những lời chúc và những món quà để mong muốn mang bình an tới bạn bè và người thân trong những ngày lễ trọng đại như thế này.