Tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái? Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng từ lời nói cho đến chữ viết. Trải qua nhiều lần cải cách, bảng chữ cái tiếng Việt đã có một số thay đổi nhất định về ký tự và chữ cái. Hãy cùng tiengvietonline.com.vn khám phá bảng chữ cái chuẩn của Bộ GD & ĐT mới nhất 2019 nhé!
Mục lục:
Sự ra đời của bảng chữ cái tiếng việt
Trước khi tìm hiểu về tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái, có đôi nét mà bạn cần biết về tiếng Việt của chúng ta. Việt Nam đã trải qua nhiều thời kì phát triển và trong lịch sử của Việt Nam thì có ba loại văn tự dùng để ghi chép là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ hay còn gọi là chữ tiếng việt. Chữ quốc ngữ ra đời vào những đầu thế kỉ XX. Sự hình thành của chữ quốc ngữ là kết quả của tập thể các linh mục dòng Tên người Châu Âu.
Bên cạnh đó, nó còn là sự kết hợp với các thầy giảng người Việt Nam (những người giúp việc cho các linh mục Châu Âu). Và người có công lớn nhất ở đây là Alexandre De Rhodes, người đã sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ quốc ngữ.
Vào năm 1651, trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La, thì bộ chữ quốc ngữ của Alexandre De Rhodes đã khá hoàn chỉnh, tuy nhiên mãi đến năm 1772, tức 121 năm sau, thì bộ từ điển Việt – Bồ – La mới hoàn toàn thuyết phục và có diện mạo hoàn chỉnh và chính xác như ngày hôm nay.
Tiếng việt có bao nhiêu chữ cái?
Người ta thường quan niệm rằng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy, Tiếng Việt rất đa dạng, phong phú và vô cùng phức tạp, nhưng những thành tố tạo nên nó lại rất đơn giản và dễ học. Cùng với trình độ phát triển của giáo dục, một khái niệm tiêu chuẩn được đặt ra để đưa vào chương trình học từ bậc tiểu học thậm chí là mẫu giáo, cũng như làm nền tảng học tiếng cho người nước ngoài.
Bảng chữ cái là yếu tố rất quan trọng để sử dụng Tiếng Việt cũng như trong việc dạy học bằng Tiếng Việt. Do đó, trước khi biết và hiểu về ngôn ngữ nói chung, từ ngữ nói riêng thì phải nắm bắt được bảng chữ cái một cách đơn giản nhất.
Để đáp ứng nhu cầu học tiếng việt, bảng chữ cái đã được cải tiến và ra đời. Bảng chữ cái tiếng việt cũng giống như bảng chữ cái tiếng anh nhưng đa dạng hơn. Một bảng bao gồm 29 chữ cái rõ ràng, chính xác.
Bảng chữ cái trong tiếng việt gồm 29 chữ như sau:
- Viết thường: a ă â b c d đ e ê g h I k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
- Chữ in hoa: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y Z
Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm và phụ âm?
Nguyên âm là thứ không thể thiếu để hình thành nên các từ có nghĩa trong tiếng Việt.
Hiện tại trong bảng chữ cái tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn bao gồm: A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y, và 7 nguyên âm đôi gồm: ia, yê, iê, ua, uô, ưa, ươ hình thành từ các nguyên âm đơn.
Các phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x.
Gần đây, theo như bảng chữ cái trong tiếng việt được đưa ra là 29 chữ, thì có những đề xuất thêm vào 4 chữ cái tiếng anh gồm f, j, w, z. Tuy nhiên vấn đề này còn nhiều tranh cãi trái chiều, chưa có thông báo chính thức.
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng việt
Trong tiếng Việt mọi người thường nhầm lẫn giữa tên gọi của các chữ cái và tên âm dùng để đánh vần. Vì vậy thường hay đọc sai tên chữ cái, bố mẹ nhầm lẫn dẫn đến dạy sai thành thói quen khó sửa.
Ví dụ:
Chữ “c”; tên gọi: xê; đánh vần: cờ
Từ “cá”; đánh vần: cờ a ca sắc cá.
Một số âm vị có cách phát âm giống với phụ âm tuy nhiên cách viết hoàn toàn khác nhau và đã được quy định rõ trong các văn bản hướng dẫn cách đọc viết tiếng Việt cũng như trong hệ thống giáo dục.
Các âm vị:
- iê, yê, ya đều đọc là “ia” (ví dụ: iên: ia – n – iên).
- uô đọc là “ua” (ví dụ: uôn: ua – n – uôn).
- ươ đọc là “ưa” (ví dụ: ươn: ưa – n – ươn).
Học bảng chữ cái tiếng Việt sẽ đơn giản hơn đối với các học viên sử dụng tiếng Anh bởi cùng sử dụng chữ cái Latinh. Đối với các học viên sử dụng chữ tượng hình như các học viên đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan,… thì ban đầu thường rất khó khăn trong kỹ năng viết, do đó cần thiết phải có vở luyện viết để làm quen với cách viết chữ cái Latinh.
Trên đây là kiến thức cơ bản về bảng chữ cái trong tiếng Việt. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho các bạn khi học và tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng việt. Hãy đọc thêm nhiều bài viết của tiengvietonline.com.vn để có cái nhìn sâu hơn về tiếng việt nói chung. Chúc các bạn thành công!