Có 5 dấu thanh trong tiếng Việt ngày nay, đó là điều mà rất nhiều người đã từng học tiếng Việt phải biết và sử dụng thường xuyên. Tuy vậy vẫn có nhiều người vẫn đặt dấu thanh tiếng Việt bị sai cách khiến cho câu chữ không được đồng đều. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt chuẩn nhất theo như BGD và ĐT đã công bố.
Mục lục:
Nguồn gốc của những quy tắc đặt 5 dấu thanh trong tiếng Việt
Mặc dù có đến 5 dấu thanh trong tiếng Việt, tuy nhiên bạn đã tự hỏi chúng đến từ đâu và ai đã nghĩ ra tiếng Việt hay không? Nguồn gốc thủy tổ của tiếng Việt xuất thân đó là chữ quốc ngữ. Loại chữ này được đưa vào nước ta nhằm thay thế cho việc sử dụng chữ Hán có từ lâu đời. Người có công nhất trong việc truyền thụ và quảng bá loại chữ quốc ngữ này đó là một giáo sĩ có tên Alexandre de Rhodes. Ông là người đã soạn ra quyển từ điển dịch tiếng An Nam, Bồ Đào Nha và La-Tinh để sử dụng cho các nước thuộc địa và đế quốc. Đây cũng là cách giúp nước ta thoát ra khỏi ảnh hưởng từ Trung Quốc và tự phát triển nên bộ ngôn ngữ của riêng mình.
Có 5 loại dấu thanh trong tiếng Việt bao gồm:
- Dấu huyền ( ` )
- Dấu sắc ( ´ )
- Dấu hỏi ( ? )
- Dấu ngã ( ~ )
- Dấu nặng ( . )
- Ngoài ra còn thanh ngang (không dấu), tuy nhiên chúng ta sẽ không đề cập tới thanh ngang ở đây.
3 trong số 5 loại dấu này đã được Alexandre de Rhodes lấy từ tiếng Hy Lạp cổ, còn lại dấu ( ? ) được lấy từ tiếng La tinh hoặc châu Âu. Dấu nặng ( . ) bản chất chính là một chữ trong tiếng Hy Lạp. Vậy nên mà tiếng Việt của chúng ta mới có 5 dấu thanh như ngày hôm nay sau khi trải qua các công cuộc thay đổi về ngôn ngữ, mặc dù cha đẻ của tiếng Việt là một người nước ngoài.
Qua nhiều quá trình cải cách ngôn ngữ mà tiếng Việt của chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về ngữ nghĩa. Tuy có nhiều sự tranh luận sau cùng về cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt nhưng mà quy tắc chính trong việc đặt dấu là hoàn toàn không đổi và được giữ nguyên đến ngày nay để phục vụ mục đích dạy và học cho học sinh. Các bạn có thể tìm hiểu về quy tắc đặt 5 dấu thanh trong Tiếng Việt ngay sau đây.
Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt
Vậy thì làm thế nào để đặt được 5 dấu thanh trong tiếng Việt một cách chính xác. Các nhà ngôn ngữ học của nước ta đã đi đến thống nhất về quy tắc đặt dấu thanh như sau, quy tắc này được Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cho tất cả các cấp bậc học trong cả nước.
Cấu tạo chuẩn của “tiếng”
Một “tiếng” trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 bộ phận, đó là âm đầu, vần và thanh. Ba bộ phận này sẽ giúp “tiếng” được hình thành và rõ nghĩa. Trong đó thì vần lại được chia nhỏ thành 3 bộ phận khác đó là âm chính, âm đệm và âm cuối.
Ví dụ như là tiếng “chào” được tạo nên bởi âm đầu là “ch”, vần là “ao”, và thanh đó là dấu huyền ( ` ). Đa số tiếng nào cũng phải có vần và thanh, có tiếng không cần đến âm đầu (ví dụ như “yên”, “ái”, “ăn”, “uống”,….
Quy tắc đặt 5 dấu thanh trong tiếng Việt
5 Dấu thanh trong tiếng Việt thường được đặt bên trên hoặc là bên dưới của vần, hay cụ thể hơn đó là ký tự ghi âm chính trong tiếng. Tuy nhiên không phải lúc nào cách đặt dấu thanh cũng áp dụng cho tất cả các trường hợp. Trong trường hợp một tiếng có sự xuất hiện của nguyên âm đôi (ua, oi, ai,….) thì khi này quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt sẽ khác. Cụ thể như sau:
- Khi mà âm chính trong vần chỉ có một nguyên âm duy nhất trong 5 nguyên âm (a, e, i, o, u) thì dấu thanh sẽ được đặt ở ngay âm chính đó. Ví dụ như: mạ, lá, cà, hạ,…
- Khi mà âm chính trong vần có nguyên âm đôi như đã đề cập ở trên, lúc này sẽ có các trường hợp đặt dấu thanh trong tiếng Việt như sau:
- Khi có âm cuối đằng sau nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ được đặt ở nguyên âm đứng sau cùng của âm chính. Ví dụ như là: muốn, lượn….
- Khi không có âm cuối đứng đằng sau nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ được đặt ở âm đầu tiên của âm chính. Ví dụ như là: cắn, tỏa, tại,….
Chính những quy tắc về dấu thanh trong tiếng Việt này góp phần hoàn thiện hơn cho tiếng Việt và giúp tiếng Việt có sự nhất quán, tạo sự dễ dàng khi học tập cho học sinh. Tuy vậy còn nhiều trường hợp vẫn sử dụng sai cách đặt dấu thanh mà họ thậm chí còn không hề biết.
Qua bài viết vừa rồi hy vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về 5 dấu thanh trong tiếng Việt và những quy tắc đặt dấu thanh vô cùng quan trọng. Để từ đó phục vụ tốt nhất cho việc học và viết tiếng Việt đúng đắn nhất. Đặc biệt là những người chưa biết chữ và trẻ em khi bắt đầu được học chữ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.