“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Câu ca dao đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, đây là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về ngày giỗ Tổ mùng 10/3 để tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng của dân tộc Việt Nam. Nhưng vẫn còn một số người không biết đến Vua Hùng là ai và lịch sử phát triển qua các đời Vua Hùng như thế nào? Vậy Hãy cùng mình tìm hiểu vấn đề trên và đọc những dòng cảm nhận của mình về lịch sử dựng nước và giữ nước của Vua Hùng để thêm tự hào về nguồn cội Tổ tiên của chúng ta nhé!
Mục lục:
Nguồn gốc Vua Hùng và truyền thuyết về bọc trăm trứng
Khi nhắc đến nguồn gốc của Vua Hùng thì chúng ta phải nói đến thời kỳ Lộc Tục. Lộc Tục còn được gọi với hiệu là Kinh Dương Vương, đây là người chịu trách nhiệm cai quản những bộ lạc ở phương nam sau đó ông lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long và sinh ra Lạc Long Quân.
Sau đó Lạc Long Quân thay cha mình đi cai trị phương Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy phủ thấy Âu Cơ xinh đẹp liền biến thành chàng trai phong tú, dũng mãnh và lấy nàng về làm vợ. Sau khi sống cùng nhau được một năm thì Âu Cơ sinh cho Lạc Long Quân một bọc 100 trứng và bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai anh dũng.
Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là loài rồng sinh trưởng ở thủy tộc còn nàng là giống tiên người trên mặt đất, vốn chẳng như nhau, khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy khỏa khắc nhau khó mà có thể ở cùng nhau được. Bây giờ phải phân ly ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con ở trên đất để cai trị các vùng, du lên núi hay xuống biển có việc gì thì cung nghe không được bỏ nhau”.
Từ đó Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển phân trị các xức còn Âu Cơ thì dẫn 50 người con lên núi ở Phong Châu chia nước để cai trị. Âu Cơ đã đưa người còn trưởng lên làm vua và tự là Hùng Vương.
Vua Hùng là ai?
Vua hùng còn được gọi là Hùng Vương đây là một tên hiệu của vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Việt xưa. Theo truyền thuyết về bọc trăm trứng ở trên, Vua Hùng chính là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vua Hùng là người đứng đầu nhà nước Văn Lang với tôn Hiệu là Hùng Vương, là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo của nhà nước.
Lịch sử phát triển qua 18 đời Vua Hùng
Thời kỳ Hùng Vương đã trải qua 18 đời Vua Hùng, với mỗi đời thì lại có sự phát triển khác nhau về phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa. 18 đời Vua Hùng Gồm có:
- Hùng Vương (Tức Kinh Dương Vương – Lộc Tục cai trị 2879 – 2794 TCN)
- Hùng Hiền Vương còn được gọi là Lạc Long Quân (2793 – 2525 TCN)
- Hùng Lân Vương (2524 – 2253 TCN)
- Hùng Diệp Vương (2252 – 1913 TCN)
- Hùng Hi Vương (1912 – 1713 TCN)
- Hùng Huy Vương (1712 – 1632 TCN)
- Hùng Chiêu Vương (1631 – 1432 TCN)
- Hùng Vĩ Vương (1431 – 1332 TCN)
- Hùng Định Vương (1331 – 1252 TCN)
- Hùng Hi Vương (1251 – 1162 TCN)
- Hùng Trinh Vương (1161 – 1055 TCN)
- Hùng Vũ Vương (1054 – 969 TCN)
- Hùng Việt Vương (968 – 854 TCN)
- Hùng Anh Vương (853 – 755 TCN)
- Hùng Triêu Vương (754 – 661 TCN)
- Hùng Tạo Vương (660 – 569 TCN)
- Hùng Nghị Vương (568 – 409 TCN)
- Hùng Huệ Vương (408- 258 TCN)
Kinh tế thời Hùng Vương
Trong Thời kỳ thì săn bắt và hái lượm giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân Việt xưa. Thời kỳ này nghề nông và đánh bắt đã bước đầu được phát triển một cách vượt bậc
Nghề rèn ở thời kỳ Vua Hùng cũng phát triển một cách mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của ngành ngư nghiệp. Việc sử dụng những lưỡi câu bằng đồng và mũi lao có ngạnh bằng xương được chế tạo để có thể đối phó với những loại cá dữ.
Thời kỳ Vua Hùng cũng bắt đầu trồng lúa dùng phương pháp thủy nậu bằng cách lấy chân đạp cho cỏ sụt xuống bùn rồi mới bắt đầu cấy. Lúc đầu chỉ sử dụng những giống lúa hoang sau đó được lai tạo và chọn lọc thành những giống lúa tốt hơn. Sau đó người dân mở rộng ra trồng thêm những loại rau và nông sản để phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Các kỹ thuật luyện kim thời kỳ Vua Hùng cũng được phát triển mạnh nhờ vào việc làm ra các công cụ lao động bằng đồng để có thể giúp cho việc làm ruộng được phát triển hơn.
Những công cụ phục vụ trong sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim dao và những đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng ít. Ngoài ra thời kỳ Vua Hùng cũng có thêm nghề luyện sắt và nghề gốm.
Nơi cư trú của người dân Việt xưa
Nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn bằng những nguyên liệu như gỗ, tre, nứa và lá. Mái nhà được là theo mái cong hình thuyền hoặc là mái tròn.
Thời kỳ Vua Hùng thì nhà vẫn chưa có vách ngăn, những căn nhà thường tập chung hết ở ven đồi, đỉnh gò và ở những chân núi.
Văn hóa tín ngưỡng thời kỳ Vua Hùng
Thời kỳ Vua Hùng thì văn hóa tín ngưỡng cũng được phát triển một cách mạnh mẽ như tục lệ “Bánh chưng, bánh dày”. Đây là một trong những phục tục bắt nguồn từ thời Vua Hùng và vẫn còn được lưu truyền đến ngày hôm nay. Tục lệ này mang ý nghĩa về giá trị truyền thống qua bao đời nay và không hề mai một.
Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng những vị Vua Hùng vẫn là một trong những niềm tự hào của dân tộc Việt Nam qua bao đời nay. Chúng ta luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên, con cháu của vua Hùng chính vì vậy mỗi chúng ta luôn phải hướng về cội nguồn, về nơi mà chúng ta đã được sinh ra.