“Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu” đây là một trong những câu hỏi của rất nhiều người, không chỉ những bạn bè quốc tế mà ngay cả người Việt chúng ta cũng thắc mắc vấn đề như vậy. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lịch sử phát triển của tiếng Việt, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu?
Dân tộc Việt Nam ta, đã trải qua hơn ngàn năm lịch sử, đều có cùng chung một gốc, cùng chung với một tiếng nói. Từ Bắc vào Nam, ngoại trừ một số người dân tộc thiểu số còn đang sử dụng thổ âm và một số địa phương sử dụng phương ngữ hoặc phát âm vẫn bị sai lệch, còn chúng ta đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt.
Nguồn gốc tiếng Việt
Tiếng Việt, còn có tên gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là một ngôn ngữ của người Việt và cũng là ngôn ngữ phổ biến, chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của hầu hết người dân Việt Nam, cùng với đó những người Việt đang sinh sống hải ngoại. Hơn nữa, tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của những dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Mặc dù nguồn gốc của tiếng Việt vẫn có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây còn sử dụng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết, tuy nhiên tiếng Việt được coi là một trong số những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có nhiều người nói nhất. Hiện nay, tiếng Việt còn sử dụng bảng chữ cái Latinh, và đó cũng là nguồn gốc chữ quốc ngữ Việt Nam, cùng với đó dùng các dấu thanh để viết. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi tiếng việt bắt nguồn từ đâu?
Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Trải qua nhiều thiên niên kỷ, qua sự tiếp xúc của nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân tách thành một số dòng cơ bản, trong đó có dòng Môn – Khmer. Cả hai ngôn ngữ Môn và Khmer được được sử dụng làm tên gọi cho dòng bởi đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết, những dân tộc sử dụng hai ngôn ngữ này đã xây dựng được một nền văn hóa vô cùng phát triển.
Từ dòng Môn – Khmer đã tách ra thành tiếng Việt Mường chung, tức là tiếng Việt cổ, cuối cùng chúng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường, người xem có thể thấy được sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ.
Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định, tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu, trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có cả phụ âm kép.
Từ thời dựng nước, trong quá trình phát triển và nhập cư với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã tạo dựng được một cơ sở vững chắc để có thể dần dần tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập nhanh chóng của ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỉ đầu công nguyên.
Nguồn gốc chữ viết Việt Nam
Thông qua câu hỏi tiếng việt bắt nguồn từ đâu? Chúng ta cũng biết được chữ viết trong tiếng Việt thời kỳ bị đô hộ có sự vay mượn từ nhiều nơi. Và để hiểu rõ hơn về các chữ viết đó, cùng đi tìm hiểu những kiểu chữ dưới đây.
Chữ Hán
Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Đặc biệt, tới bây giờ Việt Nam vẫn còn lưu giữ một số hiện vật như đình cổ có khắc các chữ tượng hình.
Do đó, chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam là rất sớm, ngôn ngữ tiếng Việt theo chữ Hán này cũng trở thành một phần để ghi chép và truyền thông cho người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi.
Chữ nôm
Mặc dù chữ Hán được biết đến từ rất lâu, hiệu quả nhiều đến đâu chăng nữa thì một văn tự ngoại lại cũng không thể nào đáp ứng được nhu cầu diễn đạt tiếng Việt thông qua những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm hay trực tiếp ghi chép, diễn đạt của bản thân người Việt Nam. Do đó, chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không thể truyền đạt nổi.
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và cả phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt.
Chữ quốc ngữ hiện nay
Nguồn gốc chữ quốc ngữ việt nam được hình thành nên nhờ vào tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, nổi bất nhất đó là vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes.
Trong sự phát triển nguồn gốc của tiếng Việt có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của những người Việt Nam, nhất là các thầy giảng Việt Nam. Alexandre De Rhodes đã có công rất lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh ra bộ chữ Quốc Ngữ. Nhất là ông đã sử dụng bộ chữ này để biên soạn, đồng thời tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép giảng tám ngày.
Tuy nguồn gốc chữ quốc ngữ việt nam của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La đã được hoàn chỉnh những phải chờ tới từ điển VIệt – Bồ – La (1772), nghĩa là sau 121 nam, cùng với sự cải cách mới của Pigneau Behaine thì chữ quốc ngữ mới có diện mạo giống với hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
Qua câu hỏi tiếng việt bắt nguồn từ đâu bên trên, bạn đọc cũng đã biết được tiếng Việt phát triển ra sao, thuộc họ ngôn ngữ gì và cả nguồn gốc của chữ viết qua các từ thời kỳ nào.