Giải nghĩa từ hán việt sang thuần việt dễ hiểu, dễ đọc nhất

Do bị ảnh hưởng bởi hơn 4000 năm Bắc thuộc vì thế nền văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta bị tác động ít nhiều. Bằng chứng rõ thấy là hiện nay chúng ta vẫn còn sử dụng khá nhiều từ Hán Việt, từ Hán mượn. Chúng ta tuy sử dụng thường xuyên nhưng chưa chắc đã hiểu hết được nghĩa của những từ này. Hôm nay, tiengvietonline.com.vn sẽ giải nghĩa từ hán việt sang thuần việt giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nghĩa của chúng.

Từ Hán Việt là gì? Từ hán việt và giải nghĩa

Từ Hán Việt là những từ vựng được sử dụng trong tiếng Việt có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc nhưng được đọc theo âm Việt. Cùng với đó là sự ra đời của chữ quốc ngữ thì từ Hán Việt đã dần dần được thay thế bằng kí tự Latinh. Từ Hán Việt bắt đầu xuất hiện khi chúng ta bị thực dân phương Bắc đô hộ. Từ đó tới này trong suốt thời gian sử dụng từ ngữ cũng vay mượn rất nhiều từ Hán Việt. Hơn nữa có những từ mà chúng ta cũng thường hay sử dụng hàng ngày, nhưng cũng không biết đó là từ Hán Việt nếu như không được giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt.

Trong số nhiều từ Hán Việt thì những từ thường hay sử dụng như: Mì chính, thiên, địa, kỳ, tượng, sinh, tử, nhật… Ngày nay thì hầu hết chúng ta đều đã hiểu được nghĩa của những từ Hán Việt thường hay dùng. Nếu như trong cuộc sống, bỗng dưng bạn có thắc mắc về ý nghĩa của một số từ thì có thể tham khảo thế hệ đi trước. Họ đều là những người chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa chế độ cũ. Do đó, vốn kiến thức về từ Hán Việt cũng sẽ tốt hơn chúng ta.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tra nghĩa của các từ không hiểu trên google để giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt hoặc tham khảo sách từ điển Hán Việt.

Giải nghĩa từ hán việt sang thuần việt

Trong một số trường hợp bạn cần dịch chữ Hán Việt sang Tiếng Việt thì cũng không quá khó khăn. Ngoài việc sử dụng các từ điển Hán – Việt hay google, thì bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các trang web tra từ. Điển hình như website tiengvietonline.com.vn. Website sẽ giúp bạn thực hiện tra một số từ một cách khá đơn giản bằng các từ mà website giải nghĩa sẵn có.

Những từ được giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt

  • Đoạn trường: Đứt ruột, thể hiện sự đau đớn bi thương đến mức có thể đứt cả ruột gan.
  • Phụ vị: Đồng nghĩa với tòng tự, để chỉ người không có nối dõi, người chết chưa đến tuổi thành niên, được thờ cúng chung với tổ tiên.
  • Phù tang: Phù trì đám tang, hộ tang.
  • Song thân: Đây có nghĩa là cha mẹ, cha là phụ thân, mẹ là mẫu thân.
  • Sông Đằng: Tức là sông Bạch Đằng, nơi Hưng Đạo vương hai lần đại phá quân Mông Cổ.
  • Sự tự: Việc tế lễ thờ cúng.
  • Tây Phương: Đây có nghĩa là nơi Phật và các vị đã tu hành thành chính quả sống, có nghĩa với miền cực lạc, cõi phật. Hay còn gọi là Tây thiên: trời phía Tây.
  • Tảo mộ: Có nghĩa là lễ tảo phần, tức là quét dọn mồ mả của người thân cho sạch sẽ. Theo tập quán Trung Quốc, đi tảo mộ thường vào tiết Thanh minh tháng Ba hoặc đi vào tháng Chạp âm lịch.
  • Thanh minh: Theo âm lịch một năm có bốn mùa và sáu tiết. Thanh minh là tiết đầu tiên của mùa xuân, đầu tháng ba.
  • Tơ hồng: Chỉ việc nhân duyên. Theo sách “Khai Nguyên thiên bảo di sự” thì Tể tướng Trương Gia Trinh nhà Đường muốn gả một người con gái cho Trương Nguyên Chẩn nhưng đắn đo không biết chọn ai. Họ Trương liền để năm người con gái đứng sau màn, mỗi người cầm một sợi tơ màu sắc nhau xuyên ra ngoài. Nguyên Chẩn chọn sợi tơ đỏ, lấy được người con gái thứ ba, đẹp nhất trong năm người.
  • Trần ai: Giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt là bụi trần.
  • Vu quy: Con gái về nhà chồng
  • U minh: Nơi tối tăm tột cùng
  • U hiển: U là tối, hiển là sáng rõ. Do đó u hiển nghĩa là đừng phân biệt người chết ở cõi âm với người sống ở cõi dương.
  • Vạn tượng canh tân: Mọi cảnh sắc đều được thay đổi thành mới mẻ.
  • Vô tự: Không được cúng giỗ thờ tự.
  • Trâm gãy bình rơi: Có nghĩa là người phụ nữ yểu mệnh, chết bất đắc kỳ tử giống như cành trâm cài đầu bị gãy, bình hoa rơi vỡ bất ngờ. Ám chỉ người đã chết.
  • Tĩnh đàn: Đàn thờ thần thánh của các pháp sư, đạo sĩ.
  • Trăm năm: Dịch nghĩa từ chữ Hán “bách niên. bách tuế”. Nghĩa bóng chỉ cuộc đời một người nhiều lắm cũng chỉ sống tới 100 năm mà thôi.
  • Thiều quang: Chỉ ánh sáng mặt trờ. Trong truyện Kiều có câu Thiều quang chín chục ám chỉ ánh sáng mặt trời rạng rỡ vào ba tháng đầu mùa xuân ( Tam dương khai thái ).
  • Thôi y: Quần áo tang.
  • Thọ chung: Nghĩa là hết tuổi thọ, tức là đã chết, từ trần.
  • Thoi đưa: Thời gian qua mau giống như con thoi thoăn thoắt trong cửi dệt.
  • Tiền tước: Tước vị khi người còn sống.
  • Thiết vị: Đặt bài vị có viết tên hoặc hiệu của người chết để thờ cúng.
  • Thần hôn: Thần là buổi sáng, Hôn là buổi chiều. Ý nói sáng chiều đều hết lòng lo lắng chăm sóc cho cha mẹ.
  • Tao khang: Tao là bã rượu, Khang là cám gạo. Giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt có thể hiểu là vợ chồng khi còn nghèo khổ hàn vi, phải dùng bã rượu và cám gạo sống qua ngày thì không thể phụ rẫy. Bắt nguồn từ sự tích Quang Vũ nhà Hán định gả chị gái góa chồng là công chúa Hồ Dương cho Tống Hoằng. Vì đã có vợ nhà, Tống Hoằng liền tâu: “Tao khang chi thê, bất hạ đường”, nghĩa là người vợ lấy nhau trong khi còn phải ăn bã rượu, cám gạo ( tức là lúc nghèo khổ ) thì không thể phụ bạc được.
  • Ai lệ: Nước mắt bi thương.
  • Âm cực dương hồi: Khi khí âm đã cao nhất thì khí dương bắt đầu quay lại. Ý nghĩa là cuộc đời xoay chuyển.
  • Âm dung: Âm thanh ( tiếng nói ) và dung mạo ( hình dáng ).
  • Âm dữ dương đồng: Trần thế ra sao thì cõi âm cũng giống như thế.
  • Âm thế: Đối với Dương thế, là thế giới của người chết. Còn có những từ tương đương như Âm giới, cõi u minh, cõi u huyền. Theo mô tả của người xưa thì nơi âm thế có một con suối vàng nên còn được gọi là suối vàng, chín suối hoàng tuyền, tuyền đài.
  • Âu vàng: Dịch từ chữ Kim Âu tiếng Hán, ý nghĩa là đất nước giang sơn.
  • Bạch vân: Mây trắng. Ý nghĩa đã giải thích ở từ Vân cẩu.
  • Bài vị: Miếng gỗ viết tên người đã khuất đặt trên bàn thờ.
  • Ban y: Hay còn gọi là áo Thái Ban, nghĩa là cái áo màu sắc sặc sỡ mà bọn trẻ thích mặc. Được bắt nguồn từ một câu chuyện trong tập “Nhị thập tứ hiếu” (24 người con hiếu thảo), trong đó có chuyện người con hiếu nước Sở tên là Lão Lai Tử. Tuy ông tuổi đã già nhưng không muốn cha mẹ vui lòng, thường hay mặc áo màu sặc sỡ giả làm trẻ con múa hát cho cha mẹ vui lòng.
  • Bào ảnh: Bọt nước và bong bóng nước, nghĩa là những thứ tan biến chỉ trong chớp mắt.
  • Bể dâu: Lấy từ câu “Thương hải biến vi tang điền”. Có ý nghĩa là cuộc đời biến đổi không chừng, hôm nay còn là biển xanh, ngày mai đã thành ruộng dâu. Theo như sách cổ của Trung Quốc có câu: Dĩ kiến Đông Hải tam vi tang điền, có nghĩa là “đã ba lần nhìn thấy biển Đông biến thành ruộng dâu”. Người Việt Nam dịch thành “bãi bể nương dâu”, đều mang một ý nghĩa cuộc sống biến đổi vô cùng nhanh chóng, không lường trước được điều gì.

Như vậy, để giải nghĩa từ Hán Việt sang Thuần Việt không phải ai cũng nắm rõ được. Với những câu Hán Việt bên trên sẽ giúp phần nào người đọc hiểu được để có thể áp dụng câu từ khi giao tiếp.