Bệnh viêm đại tràng là một trong những dạng bệnh tiêu hóa thường hay gặp, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người bệnh nắm rõ được các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
Mục lục:
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Bệnh viêm đại tràng là giai đoạn viêm nhiễm gây ra tổn thương một đoạn hoặc một số đoạn tại đại tràng, gây ra rối loạn chức năng đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc yếu và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện những vết ổ loét, sung huyết và xuất huyết, đôi khi còn có những ổ áp-xe nhỏ.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính dễ chuyển biến thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Nếu như không có phương pháp điều trị hợp lý sẽ khiến cho lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, dần dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm khác, khó điều trị hơn.
Do đó, trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị, người bệnh cần phải biết nguyên nhân viêm đại tràng từ đâu, để từ đó có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và cụ thể nhất.
Nguyên nhân bị viêm đại tràng
Những nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng dưới đây sẽ được chúng tôi chia ra làm 2 dạng là cấp tính và mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính
Ngộ độc thực phẩm: Viêm đại tràng cấp tính do bị ngộ độc thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc dị ứng với thức ăn.
Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng: Do không giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn uống phải thực phẩm chứa vi sinh vật gây bệnh
- Ký sinh trùng thường gặp nhất là lỵ amip, kèm theo cả giun đũa, giun tóc, giun kim.
- Vi khuẩn: Lỵ trực khuẩn, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả, vi khuẩn E coli và gồm cả vi khuẩn lao.
- Đặc biệt siêu vi thường hay gặp là Rotavirus, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em.
- Nấm, đặc biệt là nấm Candida.
Hóa chất gây ruột viêm kết: Tình trạng tiếp xúc với hóa chất nặng sẽ gây ra viêm đại tràng và làm tổn thương niêm mạc đại tràng.
Viêm loét đại trực tràng có thể do bệnh tự miễn.
Hơn nữa, nguyên nhân bệnh viêm đại tràng cấp tính còn do sinh hoạt hàng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây ra loạn khuẩn ruột…
Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính
Với dạng mãn tính được chia ra thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: Thường xuất hiện sau khi xảy ra viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc từ thực phẩm nhưng không được chữa trị hoàn toàn.
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân: Đây là biểu hiện của viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Đi cùng với nguyên nhân sẽ gồm các triệu chứng của viêm đại tràng mà người bệnh cũng cần phải nắm rõ.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Cũng như nguyên nhân, chúng tôi sẽ chia ra làm 2 dạng cấp tính và mãn tính để người bệnh có cái nhìn rõ ràng nhất.
Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính
Tùy theo những tác nhân gây bệnh mà có những biểu hiện như sau:
- Viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn lỵ amip: Cơn đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện nhiều lần, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ xuất hiện một ít phân, kèm máu và chất nhầy.
- Viêm đại tràng cấp tính do lỵ trực khuẩn: Tình trạng này thường hay gặp như: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng kèm máu, đi tiêu nhiều lần trong ngày kể cả đêm, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được ( phân chảy, không thành khuôn), mất nhiều nước và chất điện giải nhiều rất dễ khiến cho bị trụy tim mạch.
- Viêm đại tràng cấp tính do những nguyên nhân khác: Triệu chứng xuất hiện chủ yếu: Đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, đội khi còn gây cứng bụng, tiêu chảy thường xảy ra đột ngột, phần chứa nhiều nước (kèm máu, nhầy), người yếu ớt, mệt mỏi, giảm cân nhanh.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Tùy vào từng triệu chứng, dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh như sau:
- Thể tiêu lỏng và đau bụng: Người bệnh thường xuất hiện cơn đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong dần dần mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu khoảng 3 – 4 lần, thường vào mỗi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi tiêu vào buổi chiều, hạn chế về đêm.
Thời gian đầu, phân có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp thường là phân nát hoặc phân sống.
Trước khi đi tiêu thường kèm theo đau bụng, thường bị đau dọc khung đại tràng những thường xảy ra ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì sẽ hết đau bụng, dễ chịu hơn rất nhiều.
- Thể táo bón và đau bụng: Người bệnh bị táo bón, phân thường khô, ít và cứng, đau bụng, thường hay xuất hiện ở người lớn tuổi và ở nữ giới.
- Thể táo bón và tiêu lỏng xảy ra từng đợt: Xảy ra nhiều đợt táo bón ở dạng thể lỏng, xảy ra nhiều năm, tuy nhiên thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.
Đối tượng dễ mắc phải viêm đại tràng
- Do tuổi tác: Bệnh viêm đại tràng là một trong những bệnh thương hay gặp ở người trưởng thành, nhất là những người cao tuổi
- Thường không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường
- Táo bón kéo dài nhiều lần trong ngày
- Thương hay căng thẳng, lo nghĩ thường xuyên
- Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Dùng nhiều thuốc kháng sinh kéo dài gây ra rối loạn khuẩn ruột.
Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng
Để giảm thiểu tình trạng bị viêm đại tràng thì mỗi chúng ta cần có phương pháp phòng ngừa nhu sau:
– Thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh những thực phẩm cần thiết thật tốt.
- Không dùng những thực phẩm chưa nấu chín như: Nem chua, tiết canh, gỏi, rau sống… Không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa được tiệt trùng, không nên uống nước đá chưa được tiệt trùng.
- Nếu có người nhà bị mắc bệnh do khuẩn lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần phải tiệt trùng những dụng cù ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi.
- Đi vệ sinh không được phân vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi.
- Cần phải rửa tay trước khi ăn, luôn tẩy giun sán 6 tháng/lần.
– Không nên dùng kháng sinh kéo dài
– Luôn điều trị bệnh tích cực theo chỉ định của bác sĩ khi bị lao phổi
– Hạn chế căng thẳng kéo dài và lo lắng quá nhiều.
– Vận động cơ thể thường xuyên, tham gia thể dục thể thao.
– Chế độ ăn uống hợp lý hiệu quả.
- Nên hấp thụ những thực phẩm như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, rau xanh, củ quả, trái cây.
- Cần hạn chế việc ăn nhiều trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, hành tươi.
- Không nên dùng những chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cafe, những chất chua cay và những thức ăn chiên.
- Nên ăn nhẹ, chia ra thành nhiều bữa trong ngay, không nên ăn quá nhiều vào mỗi tối.
- Thường xuyên cung cấp đủ nước, muối kháng và những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Phương pháp điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng mà người bệnh có thể áp dụng.
Điều trị viêm đại tràng bằng tây y
Nguyên tắc chung trong việc chữa trị bệnh viêm đại tràng là sử dụng thuốc tây để giảm thiểu triệu chứng, cùng với đó duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học. Tùy vào từng mức độ của bệnh mà các chuyên gia y tế sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc tây y chữa viêm đại tràng được sử dụng như:
- Nhóm giảm đau, chống viêm nhiễm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột.
- Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng ở đường ruột.
- Nhóm cầm tiêu chảy, chống tình trạng loạn khuẩn.
- Nhóm thuốc giảm đầy bụng, chướng hơi.
Những loại thuốc này thường có công dụng giảm đau nhức, tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng, giúp lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm những triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu như người bệnh làm dụng thuốc hoặc uống không đúng liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm đối với cơ thể như:
- Suy giảm chức năng gan thận
- Gây tổn thương vùng dạ dày
- Tăng men gan
- Tăng huyết áp…
Vì thế, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ và cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc nam
Điều trị viêm đại tràng cấp tính bằng các bài thuốc nam cũng đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Ưu điểm là bài thuốc có chi phí rẻ, nguyên liệu tự nhiên nên người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bài thuốc này sử dụng tình trạng giai đoạn đầu, bệnh chưa quá nghiêm trọng.
- Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá ổi: Sử dụng 50gr lá ổi non/già, rửa sạch, cho lên bếp đun sôi cùng 2 bát nước. Chia ra làm 2 lần uống trong ngày.
- Nha đam + mật ong: Sử dụng 5 lá nha đam, gọt phẩn lớp vỏ bên ngoài, xay cho nhuyễn. Tiếp đó trộn cùng 2 thìa mật ong nguyên chất, chia đều ra uống 2 – 3 lần/ ngày.
- Điều trị viêm đại tràng bằng lá vối: Sử dụng 250gr lá vối tươi, vò nát rồi ngâm cùng 1 lít nước sôi khoảng từ 45 – 60 phút. Uống nước lá vối này thay nước lọc mỗi ngày.
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc đông y
Trên thị trường có rất nhiều bài thuốc Đông Y, trong đó có bài thuốc Cao Đại Tràng của nhà thuốc Tâm Minh Đường là một trong những bài thuốc quý, chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả và tốt nhất.
Bài thuốc Cao Đại Tràng là sự kết hợp giữa 6 vị thảo dược thiên nhiền gồm: Dây gắm, huyết đằng, hoàng kỳ, mộc hương, tía tô, trần bì. Hơn nữa, thảo dược trong sản phẩm Cao Đại Tràng đều được lấy trực tiếp từ vườn dược liệu bộ y tế.
Thuốc được bào chế dưới dạng cao nguyên chất, đảm bảo được những dược chất từ thảo mộc. Nhờ đó, có tới hơn 90% người bệnh phản hồi tối về hiệu quả chữa bệnh viêm đại tràng của Cao Đại Tràng đến từ nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Như vậy với những thông tin về bệnh lý viêm đại tràng bên trên sẽ giúp ,cho người bệnh có cái nhìn tổng quát, cũng như có phương pháp điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả nhất.