Di sản văn hóa được biết đến gồm 2 loại di sản đó là di sản văn hóa vật thể và di phi vật thể. Vậy thế nào là vật thể và thế nào là phi vật thể? Thông thường khi nói đến di sản văn hóa mọi người thường nghĩ tới đó là một cái gì đó được kế thừa từ các đời trước như một kiến trúc, một làn điều dân ca,… Để biết điều đó có thực sự đúng hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những nội dung dưới đây nhé.
Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa được biết đến theo một nghĩa đơn giản là một sản phẩm vật chất và tinh thần có một giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được coi là một trong những tài sản của dân tộc.
Di sản văn hóa thể hiện cái gọi là truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những điều này sẽ để làm cơ sở cho những thế hệ sau phát huy và phát triển.
Phát triển nền văn hóa của đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của thế giới và của cả nhân loại. Di sản văn hóa được chia thành 2 loại đó là:
- Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, bao gồm những di tích lịch sử văn hóa, các di vật, cổ vật, danh lam thắng cảnh, bảo vật của quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm nâng cao cái gọi là giá trị tinh thần, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ thông qua trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác.
Di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được thế giới công nhận
Ở nhiều những hạng mục như di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể – phi vật thể, những di sản tư liệu của nhân loại được tổ chức Unesco bình chọn thì Việt Nam có nhiều những công trình được vinh danh như:
- Quần thể di tích lịch sử Cố đô Huế
Quần thể di tích lịch sử Cố đô Huế nằm dọc ven 2 bờ sông Hương thơ mộng thuộc Thành phố Huế. Thành phố Huế được biết đến là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh và là một trong những Cố đô của Việt Nam dưới thời đại triều đình nhà Nguyễn.
Cố đô Huế là một trong những di sản văn hóa Việt Nam nổi tiếng với nhiều những hệ thống đền chùa, lăng tẩm,…Với những kiến trúc nguy nga, tráng lệ gắn liền với những cảnh quan thiên nhiên của núi sông thơ mộng.
Nằm ở phía Bắc của sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng với diện tích rộng hơn 500ha và được bao bọc bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn trong nhỏ bao gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Vào năm 1993 thì quần thể di tích Cố đô Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An trước đây được biết đến là thương cảng của miền Trung thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, là một trong những khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17. Đến nay, khu phố Hội An vẫn được bảo tồn gần như là nguyên trạng về quần thể di tích kiến trúc gồm những loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, cầu cảng, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ.
Với sự kết hợp của đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, đây là một trong những kiểu đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại.
Là một trong những di sản văn hóa vật thể của Việt Nam, đô thị cổ Hội An hiện nay điển hình về một cảng thị truyền thống của Đông Nam Á được bảo tồn và gìn giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay. Tất cả những con phố, ngôi nhà, con hẻm, công trình kiến trúc tôn giáo,…Đều là những minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị này.
Vào năm 1999, phố cổ Hội An được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
- Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh Địa Mỹ Sơn được biết đến là một quần thể với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm Pa. Nơi đây được tọa lạc trong một thung lũng với núi non hùng vĩ. Những minh chứng trường tồn chứa đựng nhiều những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật.
Theo giá trị lịch sử thì những công trình đều tháp của nền di sản văn hóa Chăm Pa được khởi công từ thế kỳ 4. Mỹ Sơn là một quần thể mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm.
Vào năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long – Di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được biết đến nằm ở khu vực Tp. Hà Nội với diện tích hơn 47.000m2 và thành cổ Hà Nội với diện tích 138.000m2 đã tạo thành một trong di sản thống nhất. Đây được coi là nơi diễn ra nhiều những sự kiện lịch sử của Việt Nam và cũng là một trong những minh chứng về truyền thống lịch sử của người Việt ở khu vực Châu thổ sông Hồng trong suốt những quá trình và chiều dài về lịch sử.
Những di tích về kiến trúc, nghệ thuật của Hoàng Thành Thăng Long là sự phản ánh của chuỗi lịch sử nối tiếp nhau qua các triều đại của đất nước Việt Nam trong gần một ngàn năm.
- Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ được biết đến là một trong những tòa thành kiên cố với những kiến trúc độc đáo bằng đá với quy mô lớn ở Việt nam, duy nhất còn lại ở khu vực Đông Nam Á. Dù đã tồn tại với khoảng thời gian hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn tường thành vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Năm 2011 thành nhà Hồ được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được thế giới công nhận
Tính tại thời điểm hiện tại thì Việt Nam hiện có 12 di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận. Trong đó có 10 di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và 2 di sản văn hóa phi vật thể cần được đưa và danh sách bảo vệ khẩn cấp.
- Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc được biết đến là một loại âm nhạc cung đình của thời kỳ phong kiến và được biểu diễn ở những đại tiệc, tế lễ hoặc những sự kiện trọng đại của triều đình. Ở Việt Nam thời kỳ phong kiến thì các triều đại rất coi trọng và phát triển nhã nhạc. Loại hình âm nhạc này đã trở thành 1 biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của một triệu đại.
Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bản thuốc 5 tỉnh đó là: Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum, Đăk Nông và Lâm Đồng.
Cồng chiêng gắn thứ gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên. Đây giống như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời của mỗi người khi sinh ra ở vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Theo quan niệm của người dân thì cồng chiêng là cầu nối giữa con người và thần linh.
Năm 2005 không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính thức được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ được biết đến là một trong những hình thức hát giao duyên. Với những liền anh trong trang phục truyền thống với khăn xếp và áo the, những liền chị trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao họ cùng nhau hát đối với những câu ca và cách hát theo lối truyền thống không cần đến nhạc đệm.
Năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
- Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng. Đây là một trong những lễ hội lớn ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng nơi mà Thánh Gióng được sinh ra, lễ hội diễn ra vào 7 – 9 tháng 4 âm lịch. Hội Gióng đền Sóc ở xã Phù Linh nơi mà Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời diễn ra vào 6 – 8 tháng Giêng âm lịch.
Năm 2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngoài ra, còn phải kể đến những những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được Unesco công nhận đó là: Ca Trù, Hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, nghi lễ và trò chơi kéo co, thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ.
Trên đây đều là những di sản văn hóa vật thể quốc gia được Unesco công nhận. Hy vọng rằng những lớp con cháu kế cận chúng ta đều cố gắng chung tay gìn giữ và bảo vệ những cái gọi là nét đẹp, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.