Quy tắc xây dựng hội thoại và những mẫu hội thoại thường gặp

Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp phổ biến nhất hiện nay, đây cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp khác. Một số hình thức của ngôn ngữ khác cũng được giải thích dựa trên các hoạt động hội thoại căn bản. Hiện nay vẫn có rất nhiều người không hiểu quy tắc xây dựng hội thoại như thế nào và những mẫu hội thoại thường gặp như thế nào thì hãy cùng Tiengvietonline.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy tắc xây dựng hội thoại

Để có thể xây dựng được những mẫu hội thoại tốt chất lượng thì bạn cần phải nắm bắt rõ những quy tắc trong quá trình xây dựng hội thoại. Dưới đây là một số quy tắc cần phải làm để có được mẫu hội thoại tốt.

Quy tắc xây dựng hội thoại

Nguyên tắc luân phiên của lượt lời thoại

Sự giao tiếp bằng lời nói thường được giảm thiểu tới mức tối đa nhất để không gặp phải sự dẫm đạp lên lời nói của nhau. Chính vì thế mà khi 2 người hội thoại với nhau thì phải có một người nhường người kia nói. Sau khi nói xong thì có thể sử dụng một số dấu hiệu để báo cho người kia có thể nói.

Nguyên tắc liên kết hội thoại

Liên kết hội thoại không chỉ giúp chi phối các diễn ngôn từ đơn thoại mà còn có thể chi phối cả những lời để tạo thành một cuộc hội thoại.

Khi hội thoại có tính liên kết thường được thể hiện khi phát ngôn, cách phát ngôn hoặc giữa những hành động của lời nói.

Tính liên kết hội thoại không chỉ phụ thuộc và các lĩnh vực nội dung xây dựng mà còn được thể hiện qua hành động của lời nói, trong quan hệ lập luận và biện chứng.

Một số nguyên tắc hội thoại khác

Ngoài ra còn một số nguyên tắc hội thoại khác mà bạn cần chú ý để có thể giúp cho việc tạo dựng hội thoại một cách chặt chẽ nhất như:

Nguyên tắc cộng tác hội thoại

  • Với nguyên tắc này thì gồm có các phương châm như về chất lượng, phương châm về chất, phương châm trong quan hệ và phương châm về cách thức thực hiện
  • Nguyên tắc cộng tác hội thoại có thể làm cho cuộc hội thoại trở nên chân thực nhất có thể nhưng vẫn còn tồn đọng lại một số điểm hạn chế nhất định.

Phép lịch sự trong hội thoại

Với nguyên tắc này thì phải gồm các phương châm lịch sự lớn và một số phương châm phụ khác như:

  • Sự khéo léo có thể giúp giảm thiểu những tổn thất cho người khác và tăng tối đa lợi ích của bản thân mình lên.
  • Phương châm rộng rãi
  • Phương châm tán tưởng giúp hạn chế sự chê bai đối với người khác và tăng tối đa khen ngợi về mình.
  • Phương châm khiêm tốn nên tăng tối đa khen ngợi người ta và tăng sự chê bai về bản thân mình
  • Phương châm tán đồng giúp giảm thiểu những bất đồng của mình với người khác và tăng sự đồng thuận với người khác.
  • Phương châm thiện cảm giúp giảm đi những ác cảm của mình với người khác và đồng thời phải tăng sự thiện cảm của mình nên.

Những nguyên tắc này có thể giúp cho hội thoại của mình trở nên đa dạng và phong phú hơn giúp cho cuộc hội thoại trở nên tốt hơn.

Những mẫu hội thoại thường gặp 

Dưới đây là một số mẫu hội thoại thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Những mẫu hội thoại thường gặp

Mẫu hội thoại 1: Hỏi bạn đến từ đâu

A: Xin Chào

B: Chào bạn

A: Bạn khỏe không?

B: Mình khỏe. Bạn khỏe không?

A: Minh vẫn khỏe. Quê bạn ở đâu vậy?

B: Mình ở Hải Phòng. Thế quê bạn ở đâu?

A: Minh ở xa hơn bạn, mình ở Nghệ An cơ.

B: Rất Vui được làm quen với bạn.

A: Mình cũng rất vui được gặp bạn.

Mẫu hội thoại 2: Hỏi tên bạn là gì? và mẫu hội thoại hỏi đường đi

A: Xin lỗi bạn tên gì?

B: Tôi tên là BC. Còn bạn tên gì?

A: Mình tên ABC.

B: Thế có chuyện gì vậy?

A: Mình đang muốn tìm đường đến trung tâm dạy tiếng Việt online mà giờ không biết đi đường nào mới đúng. Bạn biết trung tâm đó nằm ở đường nào không chỉ cho mình với.

B: Xin lỗi mình không biết đường đến trung tâm đó, bạn có thể đi lên trên kia hỏi bác bảo vệ chắc bác đấy biết.

A: Mình cảm ơn. Rất vui được làm quen với bạn, chào bạn.

B: Chào bạn.

Mẫu hội thoại thứ 3: Rủ đi thư viện

A: B, bạn có muốn đi vào thư viện với mình không?

B: Được, thế trước khi vào thư viện chúng ta nên đi mua một ít đồ ăn trước được không?

A: Được chứ, vậy chúng ta sẽ đi mua đồ ăn trước sau đó mới vào thư viện.

Mẫu hội thoại thứ 3: Rủ đi thư viện

B: Mà chúng ta đi xe đạp hay đi bộ vậy?

A: Mình nghĩ chúng ta nên đi xe đạp thì hơn bởi giờ trời nắng quá.

B: Thế cũng được.

A: Giờ chúng ta đi đường nào để tới thư viện.

B: Chúng ta có thể đi thẳng qua một cái ngã tư là đến chỉ mất khoảng 15 phút thôi.

A: Vậy chúng ta đi thôi.

Mẫu hội thoại số 4: Hỏi ăn hoặc uống gì không?

A: B, bạn có muốn ăn gì không?

B: Mình không, mình vừa ăn cơm xong.

A: Thế bạn có muốn uống gì không?

B: Vâng thế cho mình một cốc cà phê

A: Xin lỗi bạn, mình hết cà phê mất rồi. Bạn có thể uống nước khác được không ạ?

B: Thế thôi, cho mình một ly nước lọc vậy.

A: Chờ mình một chút nhé.

Trên đây là những mẫu hội thoại thường được sử dụng nhất bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà tiengvietonline.com.vn cung cấp ở trên có thể giúp bạn hiểu hơn về hội thoại là gì, những quy tắc bắt buộc trong khi xây dựng hội thoại, cùng với đó là một số mẫu hội thoại có thể giúp bạn tham khảo.