Phụ âm trong tiếng việt là gì ? Tổng hợp 11 phụ âm kép tiếng việt cần chú ý

Tiếng Việt là một ngôn ngữ độc lập, có hệ thống các nguyên âm, phụ âm và đặc biệt là hệ thống thanh điệu phong phú tạo nên nét đặc trưng rất riêng của ngôn ngữ này. Hãy cùng tiengvietonline.com.vn tìm hiểu về phụ âm trong tiếng việt nhé!

Bảng chữ cái tiếng việt chuẩn để học phụ âm

Tìm hiểu hệ thống âm vị tiếng việt

Trước tiên khi bắt đầu học một ngôn ngữ hay tìm hiểu phụ âm trong tiếng việt là gì thì điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó là làm quen với bảng chữ cái. Chúng ta cần phải nắm chắc bảng chữ cái và những quy luật của nó.

Bảng chữ cái tiếng Việt Nam

Bảng chữ cái như chúng ta đã biết bao gồm 29 chữ nguyên âm phụ âm trong tiếng việtt theo thứ tự như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Trong bảng chữ cái này được chia ra như sau:

  • 12 nguyên âm : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ư)
  • 17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

Tiếp theo là làm quen về mặt thanh điệu, tiếng việt là thứ tiếng đa thanh điệu bao gồm 06 thanh điệu: thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu kết hợp với các âm tiết của nguyên âm phụ âm tiếng Việt, sẽ mang một thanh điệu khác nhau.

Hệ thống âm vị trong tiếng việt

Thanh điệu của nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt

Khi đánh dấu thanh điệu cần lưu ý vào các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm thì không bao giờ mang thanh điệu. Ngoài ra còn có một số nguyên tắc khi đánh thanh điệu chúng ta cần chú ý

  • Âm tiết có một nguyên âm thì thanh điệu sẽ được đặt chính nguyên âm đó: bà, bố, mẹ, xã, để
  • Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là phụ âm thì nguyên âm nào liền ngay trước phụ âm tận cùng sẽ mang thanh điệu: hàng, tiếng, điện, ngỗng, bảng
  • Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm nào đứng trước sẽ mang dấu thanh điệu: mèo, hái, loại ,bữa, thổi
  • Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là phụ âm trong tiếng Việt thì nguyên âm nào đứng trước phụ âm tận cùng sẽ mang dấu thanh điệu: thuyền, tuyết, chuyện, hoãn, tuyển
  • Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm ở giữa các nguyên âm đó sẽ mang dấu thanh điệu: ruồi, chuối, thoại, duỗi, khuỷu
  • Âm tiết có hai nguyên âm tận cùng tạo thành các vần oa, oe, uy, uê thì thanh điệu sẽ đặt ở nguyên âm cuối: xòe, hóa, ngọa, lũy, khỏe
Các thanh điệu của nguyên âm và phụ âm trong tiếng việt

Phát âm, luyện âm trong tiếng Việt

Sau khi phân tích được nguyên âm và phụ âm trong tiếng việt, cũng như các thanh điệu thì cuối cùng là phần phát âm và luyện âm như chúng ta đã biết tiếng việt có quan hệ logic giữa đọc và viết. Do vậy khi phát âm chuẩn thì bạn có thể viết được cái bạn nghe. Khi học phát âm gắn liền với việc nghe chúng ta không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa từ cần phát âm mà quan trọng là giúp ta quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu từ đó. Học phát âm theo nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt là một quá trình lâu dài do vậy không nên vội vàng mà cần có phương pháp luyện tập thường xuyên và từng bước đưa vào ngữ cảnh cụ thể.

  • Đối với các nguyên âm (i, ê, e ) vị trí lưỡi đưa ra trước. Nguyên âm (u, ô, o) lưỡi lùi về sau và tròn môi.
  • Hai nguyên âm ngắn ă chính là âm a phát âm ngắn, nhanh và â chính là âm ơ phát âm ngắn, nhanh
  • Ba nguyên âm iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ

Phụ âm trong tiếng việt là gì?

Phụ âm là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hay một phần của thanh quản. Ví dụ [p] (tiếng Anh: “pop”), phát âm bằng môi; [t] (tiếng Việt: “ta”), phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; [k] (tiếng Việt: “cá”, đừng nhầm lẫn với kh), phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; [h], phát âm từ họng; [f] và [s], phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (âm mũi).

Bảng phụ âm ghép tiếng việt

Từ bảng chữ cái, phần lớn các phụ âm trong tiếng Việt được ghi bằng một chữ cái duy nhất: b, t, v, s, x, r… Có 11 phụ âm ghép tiếng việt bao gồm:

  • Ph (phở, phim, phấp phới)
  • Th (thướt tha, thê thảm)
  • Tr (tre, trúc, trước, trên)
  • Gi (gia giáo, giảng giải )
  • Ch (cha, chú, che chở)
  • Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng)
  • Ng (ngây ngất, ngan ngát)
  • Kh (không khí, khập khiễng)
  • Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
  • Ngh (nghề nghiệp)
  • Qu (quả, quý)
Học phụ âm trong tiếng Việt

Ngoài ra còn chứa ba phụ âm trong tiếng việt được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau:

Phụ âm /k/ được ghi bằng:

  • K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ);
  • Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc;
  • C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…

Phụ âm /g/ được ghi bằng:

  • Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ);
  • G khi đứng trước các nguyên âm còn lại

Phụ âm /ng/ được ghi bằng:

  • Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe);
  • Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bảng chữ cái, thanh điệu của các nguyên âm và phụ âm trong tiếng việt. Qua đó, người đọc nhận diện được phụ âm đơn, phụ âm kép cũng như cách phát âm tiếng việt. Chúc các bạn sớm thành thạo tiếng việt trong giao tiếp cũng như khi viết cùng tiengvietonline.com.vn!