Tổng hợp các dấu trong tiếng Việt cần phải biết

Dấu câu là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ Việt Nam. Chúng ta cũng đã làm quen với những dấu câu từ khi còn đang là học sinh tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chữa nắm rõ được chức năng của các dấu trong tiếng Việt. Điển hình là khi viết một bài văn, các bạn đặt dấu rất lung tung và đặt sai chức năng của từng dấu câu. Bài viết này được chúng tôi biên soạn kỹ càng để giúp các bạn ôn lại chức năng của 11 dấu câu trong tiếng Việt rõ ràng nhất.

Tìm hiểu các dấu trong tiếng Việt hiệu quả nhất

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó giúp xác định rõ mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa những thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép. Nghĩa là, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Vì thế, trong nhiều trường hợp nó không chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là một trong những phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết.

Khi sử dụng các dấu trong tiếng Việt một cách thích hợp thì bài viết sẽ rất dễ hiểu, vừa rõ ràng, vừa lôi cuốn. Nếu như không dùng dấu câu, rất dễ gây ra nhiều hiểu lầm. Có nhiều trường hợp vì sử dụng sai dấu câu mà thành ra sai nghĩa, sai cả ngữ pháp.

Vì thế, quy tắc về dấu câu trong tiếng Việt cần được vận dụng một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Có thể hiểu rằng, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ, và không gây ra lầm lẫn.

Hiện nay, dấu câu tiếng Việt gồm có 10 câu.

  • Dấu chấm .
  • Dấu hỏi ?
  • Dấu cảm !
  • Dấu lửng …
  • Dấu phẩy ,
  • Dấu chấm phẩy ;
  • Dấu hai chấm :
  • Dấu ngang _
  • Dấu ngoặc đơn ()
  • Dấu ngoặc kép “”

Cách sử dụng các dấu câu trong tiếng việt

Ngoài việc tìm hiểu các dấu trong tiếng việt cũng như biết được có bao nhiêu dấu xuất hiện, thì cách sử dụng cũng rất quan trọng. Bởi mỗi câu sẽ có những nghĩa khác nhau nên tùy vào từng trường hợp mà người viết sử dụng dấu câu như thế nào cho hiệu quả.

Dấu chấm

1 – Sử dụng dấu chấm ở cuối mỗi câu tường thuật.

Ví dụ: – Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm đã khuya lắm.

2 – Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm sẽ đặt ở cuối mỗi câu, là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

Dấu hỏi

1 – Thường được sử dụng ở cuối của mỗi câu nghi vấn.

Hay xuất hiện là trường hợp sử dụng dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối thoại, có người hỏi hoặc có người đáp.

Ví dụ:

Em mệt, sao lại đi làm?
Em ốm sương sương thôi.

Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, được sử dụng nhiều trong lời đối thoại nghệ thuật.

Ví dụ:

Chông ai chết trong tổ cộng?
Chồng tôi
Con ai chết trong dinh điền?
Con tôi.

2 – Có những trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu nghi vấn nhưng không phải dùng để hỏi mà để nêu lên tiền đề, trường hợp này thì việc sử dụng các dấu trong tiếng Việt sẽ không sử dụng câu hỏi.

Ví dụ:

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.

3 – Khi đọc, cần phải ngắt đoạn ở dấu hỏi, nói chung có lên giọng.

4 – Dấu hỏi có thể được sử dụng trong dấu ngoặc đơn, dùng để biểu thị thái độ hoài nghi đối với mỗi lời trích thuật. Nếu dấu chấm bị ngắt câu ở cùng chỗ, thì dấu này đặt sau dấu chấm.

Ví dụ:

Bọn xâm lược Mĩ làm tỏ vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì.

Dấu cảm

Các dấu trong tiếng việt thì dấu cảm được sử dụng ít nhất, bởi tùy từng câu nghĩa biểu cảm mà người viết muốn triển khai.

1 – Dấu cảm được sử dụng:

Ở cuối mỗi câu cảm xúc.

Ví dụ:

Hỡi anh
Người đồng chí quang vinh!

Hoặc ở cuối mỗi câu cầu khiến.

Ví dụ:

Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào tạo, bổi dưỡng những cán bộ trẻ.

2 – Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu cảm và khi viết có thể lên giọng hoặc xuống giọng, tùy vào mục đích, hoàn cảnh.

3 – Dấu cảm có thể được dùng trong dấu ngoặc đơn (!), để giúp biểu thị thái độ mỉa mai, hoặc dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt bên trong dấu ngoặc đơn (!?), giúp biểu thị thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi.

4 – Các dấu trong tiếng Việt này cũng hay được đặt sau dấu chấm, nếu có dấu chấm thì ngắt câu ở cùng một chỗ.

Ví dụ: – AFP đưa tin theo cách ỡm ờ của AFP. “… họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy…” (!?)

Dấu lửng

1 – Thường hay được sử dụng ở cuối mỗi câu ( hoặc nằm ở giữa câu, có khi còn nằm ở đầu câu ) để biểu thị rằng người viết không diến đạt hết những ý mong muốn.

Ví dụ: – Có rất nhiều thứ bản thân tôi muốn đạt được. Nhưng lại có quá nhiều chông gai như nói chuyện, ăn uống, công việc…

2 – Dấu lửng còn được sử dụng để biểu thị bằng lời nót đứt quãng vì xúc động, hoặc còn có lý do khác.

Ví dụ:

Sâm đè tay lên ngực, hít lấy mấy hơi mới nói được.
Quên… rút chốt…

3 – Để biểu thị một chỗ ngắt đoạn dài giọng với một câu châm biếm, hài hước.

Ví dụ:

Giơ tay hàng tuất quân ta.
Té ra công sự chỉ là công… toi.

4 – Để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh.

Ví dụ:
Ù... ù… ù.
Tầm một lượt

5 – Khi đọc, phải tùy vào từng trường hợp mà ngắt đoạn. Nói chung, ở dấu lửng, sự ngắt đoạn kéo dài…

6 – Hiện nay, còn có những cách sử dụng dấu lửng ở bên trong ngoặc đơn (…), để người đọc hiểu rằng người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.

Dấu phẩy

Việc sử dụng các dấu trong tiếng Việt thì với dấu phẩy hay được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dùng dấu phẩy không đúng khiến cho đoạn văn lủng củng. Vì thế, tham khảo cách dùng dưới đây để thấy sự khác biệt.

1 – Được sử dụng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của mỗi câu đơn và câu ghép.

Ví dụ:

Mẹ ơi có khách đấy!
Cuối cùng, Mỹ đã thua to

Đặc biệt chú ý:

– Khi thành phần này là do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm và được đặt ở cuối của mỗi câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.

Ví dụ:

Lời trăn trối mang hồn người sắp chết
Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.

2 – Dấu phẩy còn được sử dụng để chỉ ranh giới giữa những yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại.

Ví dụ:

Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.

3 – Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa những vế trong câu ghép ( song song hoặc qua lại).

Ví dụ:

– Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đâú, quét sạch nó đi.

4 – Dấu phẩy còn được dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần lý thuyết trong những trường hợp sau đây.

5 – Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điều trong từng câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm.

Ví dụ:

Bộ tư lệnh: Những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xóa.
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.

6 – Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói ở bên trên.

Dấu chấm phẩy

1 – Thường được sử dụng để chỉ ranh giới giữa những vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.

Ví dụ:

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần…

2 – Dấu chấm phẩy còn được sử dụng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.

3 – Khi đọc, cần phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, tuy nhiên lại ngắn hơn, so với dấu chấm.

Dấu hai chấm

1 – Khi tham khảo các dấu trong tiếng Việt thì Dấu hai chấm được sử dụng để dẫn chứng một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã được trình bày trước đó.

Theo lối trực tiếp:

Ví dụ:

Khoa kêu to:
Mình về đây!

Hoặc theo lối gián tiếp:

Ví dụ:

Khá Bảnh nghĩ: Bao giờ được ra tù.

2 – Khi đọc, cần phải ngắt từng đoạn ở dấu hai chấm, cũng cần phải có ngữ điệu thích hợp đối với những điều thuyết minh.

Dấu ngang

1 – Dấu ngang sử dụng để chỉ ranh giới giữa các thành phần chú thích

Ví dụ:

Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới có hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm

2 – Dấu ngang còn được sử dụng để:

Đặt đằng trước những câu đối thoại:

Ví dụ:

Hai bác đã đi chơi được nhiều chưa?
Rồi.

Đặt ở những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phần đều được trình bày riêng thành một dòng.

Ví dụ: Thi đua yêu nước để:

Diệt giặc dốt
Diệt giặc đói
– Diệt giặc ngoại xâm

3 – Cần phải phân biệt được dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không phải là dấu câu.

Những dấu gạch nối hiện nay hay được sử dụng trong trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài.

Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grat.

Dấu ngoặc đơn

1 – Dấu ngoặc đơn được sử dụng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích

Ví dụ:

Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa” (do một xưởng của người Pháp làm ra!).

2 – Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ ràng, theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia, đối với thành phần chú thích.

3 – Khi đọc, cần phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như các trường hợp dấu ngang, ngữ điệu cần phải thích hợp đối với thành phần chú thích.

Dấu ngoặc kép

1 – Dấu ngoặc kép được sử dụng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp

Ví dụ:

– Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?”. Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không biết”.

2 – Ngoài ra dấu ngoặc kép còn được sử dụng để dẫn lại với một thái độ mỉa mai, một từ hoặc một ngữ do người khác sử dụng, trong trường hợp này, dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu “nháy nháy”.

Ví dụ:

Chúng đề xướng nào là văn nghệ “chủ quan”, “viễn kiến”, nào là triết lí “duy linh”…

Như vậy sau khi tìm hiểu các dấu trong tiếng Việt cũng như cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt, sẽ giúp cho người học hiểu được rõ từng dấu câu để từ đó áp dụng trong mỗi bài viết một cách hiệu quả, mạch lạc hơn.